08/01/2025

Bộ GD-ĐT kiến nghị quản lý giáo dục nghề nghiệp

Ngay sau khi nhận được thông tin về kiến nghị của Bộ GD-ĐT, Tuổi Trẻ đã trao đổi với TS Hoàng Ngọc Vinh, vụ trưởng Vụ Giáo dục nghề nghiệp (Bộ 
GD-ĐT), về vấn đề trên.

 

Bộ GD-ĐT kiến nghị quản lý giáo dục nghề nghiệp

 

Ngay sau khi nhận được thông tin về kiến nghị của Bộ GD-ĐT, Tuổi Trẻ đã trao đổi với TS Hoàng Ngọc Vinh, vụ trưởng Vụ Giáo dục nghề nghiệp (Bộ 
GD-ĐT), về vấn đề trên.

 

 

 

 

Trách nhiệm về đào tạo nhân lực sẽ được quy về một bộ duy nhất thay mặt Chính phủ thực hiện đúng quy định pháp luật. Phân chia như hiện nay rất khó quy trách nhiệm

TS Hoàng Ngọc Vinh

 

 

Theo ông Vinh, việc phân chia quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ LĐ-TB&XH như ở Việt Nam là không phù hợp với thực tiễn thế giới về quản lý GD-ĐT. Điều này gây khó khăn trong việc hợp tác về GD-ĐT, đàm phán quốc tế, công nhận văn bằng chứng chỉ giữa các quốc gia.

* Thưa ông, vì sao Bộ GD-ĐT kiến nghị một sự thay đổi lớn trong quản lý đối với giáo dục nghề nghiệp như vậy?

– Theo sự phân công hiện tại, Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học; Bộ LĐ-TB&XH quản lý hai bậc học giữa (trung cấp nghề và cao đẳng nghề).

Việc phân chia như vậy làm mất đi tính chỉnh thể của hệ thống, gây khó khăn lớn cho công tác phân luồng học sinh và liên thông trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân.

Trước hết là sẽ không thể quy hoạch tổng thể về GD-ĐT đáp ứng nhu cầu nhân lực, do cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương không chung một đầu mối.

Bên cạnh đó, liên thông giữa dạy nghề và giáo dục đại học ách tắc do không thống nhất chuẩn đầu ra ở các trình độ – một bên đào tạo theo tín chỉ, còn bên kia đào tạo theo môn học hoặc môđun với tiêu chuẩn kiểm định khác nhau – nên người học chịu thiệt thòi trong quá trình công nhận miễn trừ những nội dung đã học ở các trường đại học.

Liên thông khó khăn gây ảnh hưởng đến công tác phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp.

Hậu quả là nhiều trường nghề được thành lập nhưng không tuyển được học sinh. Nhiều trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề đầu tư xây dựng khang trang nhưng thiếu vắng người học hoặc bỏ hoang.

Việc phân chia không hợp lý trong quản lý giáo dục nghề nghiệp cũng làm hiệu quả đầu tư thấp và dàn trải. Các quy chế về tuyển sinh, đào tạo, kiểm định, tiêu chuẩn giáo viên, quản lý học sinh sinh viên, hợp tác quốc tế… cả hai bộ đều làm riêng cho mình, vừa tốn phí trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, vừa chồng chéo các văn bản quản lý nếu một trường vừa đào tạo nghề vừa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học…

* Liệu việc thay đổi cơ quan quản lý có tạo ra sự mất ổn định đối với giáo dục nghề nghiệp không, thưa ông?

– Tại hội nghị mới đây của bộ trưởng Bộ GD-ĐT với 63 giám đốc sở GD-ĐT trong cả nước, tất cả giám đốc sở đều kiến nghị Chính phủ thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về GD-ĐT.

Khi đề xuất với Chính phủ, Bộ GD-ĐT cũng đã cân nhắc rất kỹ các phương án để thấy được ưu điểm và nhược điểm.

Chúng tôi đã xem xét kỹ hai phương án. Phương án một là chuyển toàn bộ tổ chức bộ máy của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH hiện nay về Bộ GD-ĐT. Gom công tác đào tạo nghề ngắn hạn, trung cấp, cao đẳng và đại học về một đầu mối.

Phương án này có các ưu điểm: khắc phục được hầu hết bất cập nêu trên, đảm bảo hệ thống hoạt động ngay, giảm 63 đầu mối quản lý ở cấp tỉnh và việc quản lý kinh phí ngân sách theo kênh duy nhất để sử dụng, tránh lãng phí. Về mặt tổ chức, nhân sự cũng thu gọn, tinh giản được bộ máy quản lý khi sáp nhập Vụ Giáo dục chuyên nghiệp với Tổng cục Dạy nghề thành một đơn vị trong Bộ GD-ĐT.

Phương án hai là chuyển phần lớn bộ máy, nhân sự của Tổng cục Dạy nghề về Bộ GD-ĐT, chỉ để lại một đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH chăm lo đào tạo ngắn hạn cho người lao động, đào tạo người thất nghiệp, tàn tật… thực hiện chức năng chính sách bảo trợ xã hội của Bộ LĐ-TB&XH.

Phương án này có ưu điểm là Bộ GD-ĐT không gánh thêm công tác dạy nghề, thực hiện chính sách xã hội cho hàng chục triệu lao động chưa có kỹ năng nghề để tập trung hiện đại hoá công tác đào tạo nghề lấy văn bằng trung cấp, cao đẳng.

Tuy nhiên, phương án này cũng có hạn chế là không huy động được sức mạnh tổng hợp của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học để tham gia đào tạo kỹ năng nghề ngắn hạn cho người lao động.

Sau khi nghiên cứu, chúng tôi cân nhắc và thấy rằng phương án như bộ đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có thể dễ chấp nhận hơn và phù hợp hơn với thực tế tại Việt Nam.

Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, ngày 13-6 Bộ GD-ĐT đã có tờ trình gửi Chính phủ về cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp. Trong tờ trình, Bộ GD-ĐT kiến nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến đề xuất với Thủ tướng và Chính phủ xem xét:

– Giao Bộ GD-ĐT thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục, bao gồm từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, kể cả bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề hiện thuộc quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.

– Chuyển phần lớn bộ máy, nhân sự của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH hiện nay về Bộ GD-ĐT, chỉ để lại một đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH chăm lo đào tạo nghề ngắn hạn có cấp chứng chỉ cho người lao động, đào tạo người thất nghiệp, tàn tật… thực hiện chức năng về chính sách bảo trợ xã hội của Bộ LĐ-TB&XH.

* PGS.TS Nguyễn Đại Thành (nguyên vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề – Bộ GD-ĐT):

Nên chuyển 
toàn bộ công tác dạy nghề về 
Bộ GD-ĐT

Tôi đề xuất nên sáp nhập Tổng cục Dạy nghề và Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) thành Tổng cục Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp trực thuộc Bộ GD-ĐT, đưa toàn bộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp về dưới sự quản lý nhà nước thống nhất của Bộ GD-ĐT.

Làm như vậy mới đảm bảo tính thống nhất của hệ thống GD-ĐT nói chung và quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp nói riêng.

Phải coi giáo dục nghề nghiệp là một phần không thể tách rời của GD-ĐT: dạy nghề về bản chất cũng là hoạt động giáo dục. Không nên tách một bộ phận của nền giáo dục cho một bộ không phải Bộ GD-ĐT quản lý.

Ngoài ra, nên sớm xem xét lại những nội dung mâu thuẫn, không phù hợp với thực tế trong Luật giáo dục nghề nghiệp, điều chỉnh luật càng sớm càng tốt.

THANH HÀ ([email protected])