02/11/2024

Đang rà soát phenol có bị cấm trong thực phẩm không!

Hai ngày sau khi Quảng Trị phát hiện phenol trong 25 tấn cá nục, đến chiều 12-6, Cục An toàn thực phẩm cho biết họ còn phải bàn và rà soát mới xác định được phenol có bị cấm hay không.

 

Đang rà soát phenol có bị cấm trong thực phẩm không!

 

Hai ngày sau khi Quảng Trị phát hiện phenol trong 25 tấn cá nục, đến chiều 12-6, Cục An toàn thực phẩm cho biết họ còn phải bàn và rà soát mới xác định được phenol có bị cấm hay không.




 

Đang rà soát phenol có bị cấm trong thực phẩm không!
Để chọn lựa thực phẩm an toàn, nhiều chị em cho biết họ thường đọc kỹ những thông tin nhà sản xuất in trên bao bì, nhất là thực phẩm đông lạnh – Ảnh: Hoài Linh

 

 

Trong khi đó hai ngành y tế – nông nghiệp của Quảng Trị bên bảo cấm, bên nói không cấm, đồng thời cho biết sẽ gửi mẫu ra Hà Nội để Cục An toàn thực phẩm cho kết luận là chất này có bị cấm không, nếu không cấm thì ngưỡng nào được phép? Ông Nguyễn Thanh Phong, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, nói với Tuổi Trẻ:

– Chúng tôi đã liên lạc với Sở Y tế Quảng Trị, đề nghị họ gửi mẫu ra Hà Nội và báo cáo toàn bộ sự vụ, ví dụ như phương pháp kiểm nghiệm.

Tôi có tham khảo ý kiến chuyên môn từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thì họ có trả lời là hàm lượng 0,037mg/kg là ngưỡng dễ có sự sai số, phải xem phương pháp kiểm nghiệm có chính xác hay không.

Sau đó, chúng tôi cũng sẽ rà soát trong danh mục, hiện đang cho anh em rà lại xem trong danh mục của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) có phenol trong danh mục bị cấm không, nếu không cấm thì mức độ/ngưỡng cho phép là 
bao nhiêu.

* Gần đây xảy ra nhiều vụ việc bên nói cấm, bên bảo không, khiến người dân không biết tin vào ai và họ “đi trên dây khi đi chợ”. Là người đứng đầu ngành an toàn vệ sinh thực phẩm, ý kiến ông thế nào?

– Theo tôi, trước mắt cần tham khảo cơ quan chuyên môn để kết luận vụ việc có tính chính xác hơn. Ở những vụ việc như thế này, nguyên tắc số 1 là bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, nhưng số 2 cũng phải quan tâm là ổn định sản xuất. Vì vậy phải chắc chắn về phương pháp thử, kiểm tra độ chính xác, kiểm tra danh mục trước khi công bố.

* Với chất phenol trong cá, danh mục hiện hành có cho phép hay không?

– Thông tư 19 hiện hành cho phép nếu danh mục của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế chưa cập nhật, chúng tôi sẽ áp dụng theo danh mục của các quốc gia tiên tiến. Họ có điều kiện nghiên cứu, chúng ta tuy chưa có điều kiện nhưng không có lý gì không học hỏi những nghiên cứu đó. Với chất phenol, chúng tôi áp dụng nguyên tắc này để công bố ngay trong ngày đầu tuần này.

* Vậy theo ông, chất này có coi là chất cực độc?

– Không chỉ Việt Nam, ngay cả quốc tế cũng áp dụng theo phương pháp có những chất cấm, có những chất cho phép có ngưỡng tồn dư. Ngay cả một số loại thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể có tồn dư, yêu cầu là ngưỡng có trong giới hạn hay không. Với sự việc phenol trong cá, khi rà soát xong chúng tôi sẽ công bố ngay trong ngày đầu tuần.

Khó phân biệt bằng mắt thường

Theo bà Lê Thị Hồng Hảo – viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, phenol là chất độc và vốn không có trong cá. Để chọn mua thực phẩm sạch tại chợ, theo bà Hảo, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó.

Vì vậy, bà Hảo khuyến cáo người nội trợ nên chọn mua thực phẩm ở các cửa hàng có uy tín, có thương hiệu, chọn loại thịt, cá còn tươi, không có mùi lạ, thớ thịt hồng hào, cá có mắt sáng, mang đỏ hồng, sờ thịt cá không bị đổ nhớt, mềm nhũn hoặc có mùi ôi, ươn.

L.ANH

Liên minh châu Âu cho phép phenol có trong danh sách chất dùng sản xuất bao bì thực phẩm với giới hạn chung được áp dụng là 60mg/kg. Nhưng trước khả năng ứng dụng của phenol gây lo ngại về các bao bì thực phẩm, năm 2015 châu Âu hạ giới hạn thôi nhiễm cho phenol xuống còn 3mg/kg.

Theo Cơ quan đăng kiểm các chất độc hại về bệnh tật Mỹ (ATSDR), phơi nhiễm phenol theo cách nào cũng có thể gây ngộ độc. ATSDR cho biết đã có những trường hợp nuốt phải phenol được ghi nhận tại Mỹ. Nuốt phải từ 1 – 32mg có thể gây tử vong ở người lớn.

TRẦN PHƯƠNG

LAN ANH thực hiện