05/11/2024

Hàng tấn lá ma tuý cực độc núp bóng lá chè: Cục Bảo vệ thực vật nói gì?

Ngày 6.6, Thanh Niên có bài Hàng tấn lá ma tuý cực độc núp bóng lá chè bị thu giữ, cùng ngày, trả lời Thanh Niên, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), cho rằng cục này đã làm hết trách nhiệm.

 

Hàng tấn lá ma tuý cực độc núp bóng lá chè: Cục Bảo vệ thực vật nói gì?

 

Ngày 6.6, Thanh Niên có bài Hàng tấn lá ma tuý cực độc núp bóng lá chè bị thu giữ, cùng ngày, trả lời Thanh Niên, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), cho rằng cục này đã làm hết trách nhiệm.




Ông Hoàng Trung cho biết: “Ngay sau khi báo đăng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT gọi điện thoại cho tôi yêu cầu kiểm tra báo cáo vụ việc. Chiều 6.6, tôi bay từ Hà Nội vào TP.HCM để tổ chức cuộc họp về vụ việc này”, và nói thêm: “Tất cả số lá ma tuý cực độc mà cơ quan chức năng cung cấp cho Thanh Niên đăng tải đều có xin phép nhập khẩu và khai báo là lá chè. Để nhập khẩu lá này, doanh nghiệp (DN) đến Chi cục Kiểm dịch thực vật (KDTV) vùng 2 hoặc Trạm KDTV tại sân bay Tân Sơn Nhất nộp đơn xin KDTV (thuộc Cục Bảo vệ thực vật), và nộp giấy chứng nhận hàng hóa của nước xuất khẩu. Sau đó, Cơ quan KDTV sẽ cử cán bộ xuống kiểm tra thực tế lô hàng nhập khẩu và lấy mẫu để xem có tình trạng nhiễm sâu bệnh, có chứa hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật (an toàn thực phẩm) hay không. Còn thủ tục xuất khẩu, DN có nhu cầu (không bắt buộc) KDTV về tình trạng nhiễm sâu bệnh thì nộp đơn yêu cầu. Nghĩa là tùy theo nước nhập khẩu có yêu cầu hay không thì phía DN xuất khẩu mới làm thủ tục KDTV. Cụ thể, 34 kg lá ma túy bị cơ quan chức năng phát hiện thì DN có nộp đơn yêu cầu KDTV vì lô hàng này xuất khẩu đi Mỹ – theo quy định của Mỹ bắt buộc phải có giấy chứng nhận kiểm dịch tình trạng sâu bệnh. Lô hàng này, nhân viên của cơ quan KDTV xuống kho hàng ở sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra thực tế”.
* Cách đây nhiều năm, nhiều nước trên thế giới cấm nhập lá khat (còn có tên catha, có chứa chất kích thích cathinone). Vậy tại sao cơ quan KDTV không phát hiện mà vẫn cho nhập khẩu?
– Sau khi báo đăng về vụ việc, Cục Bảo vệ thực vật hết sức ngỡ ngàng. Đây là lần đầu tiên thấy lá giống lá chè mà chứa ma t cực mạnh. Tuy nhiên, từ khâu nhập khẩu cho đến xuất khẩu, chúng tôi đều làm đúng quy trình và hết trách nhiệm của mình.
* Vậy theo ông, do nhân viên của Chi cục KDTV chủ quan, nghiệp vụ yếu kém hay có vấn đề tiêu cực ở đây, đã để số lượng lớn lá chứa ma t “lọt lưới”?
– Theo quy định, Chi cục KDTV chỉ có nhiệm vụ, chức năng kiểm tra tình trạng nhiễm sâu bệnh và xác định có hay không hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chi cục chỉ có hai chức năng nói trên, không có chức năng xác định hoạt chất trong sản phẩm. Cho dù DN hoặc cơ quan chức năng yêu cầu thì chi cục cũng không có chức năng, thẩm quyền và trang thiết bị để xác định hoạt chất (ma t…) chứa trong chè.
Các kiện lá khat thu giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Các kiện lá khat thu giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất.


Do tin tưởng giấy chứng nhận của nơi xuất khẩu!
* Lá chè và lá khat nhìn khác nhau. Vậy tại sao cán bộ nhân viên của Chi cục KDTV kiểm tra thực tế và lấy mẫu về kiểm tra nhưng vẫn không phát hiện?
– Do số lượng lá khat mà các DN nhập về đã được sấy khô, dập nát… nhìn vào giống hệt lá chè. Thêm vào đó, giấy chứng nhận của Cục Bảo vệ thực vật nơi nước xuất khẩu (Kenya) cũng xác nhận đó là lá chè. Cho nên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng đó là lá chè sấy khô.
Theo quy định xuất khẩu, DN yêu cầu mới kiểm dịch, không ai ngờ lá này lại chứa ma t. Trách nhiệm xác định có chứa chất ma t hay không không phải của chúng tôi nên không thể cảnh báo cho cơ quan khác. Tôi xin nhắc lại, cơ quan KDTV đã làm hết chức trách, nhiệm vụ. Đối với các nước khác trên thế giới cũng làm như vậy. Nói vì có giấy phép xuất khẩu của Cục Bảo vệ thực vật mà cơ quan chức năng không chú ý, lơ là cũng không phải.
* Vụ việc hàng tấn lá ma t cực độc được nhập khẩu vào VN là quá rõ. Vậy theo ông trách nhiệm này thuộc về cơ quan chức năng nào?
– Bất cứ lá nào chứ không phải lá này, chúng tôi cũng không có thẩm quyền khẳng định trong lá này có hoạt chất gì trong đó. Theo tôi, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan phòng chống, đấu tranh ma t bởi các cơ quan này mới có thiết bị, chức năng, thẩm quyền xác định là ma t. Từ đó tuyên truyền cho các cơ quan chức năng khác biết phối hợp triệt phá loại tội phạm này.
Sau vụ việc này, Cục Bảo vệ thực vật sẽ có văn bản chỉ đạo các chi cục, trạm KDTV ở cửa khẩu trên toàn quốc, đặc biệt là sân bay tăng cường đề cao cảnh giác về loại lá ma túy cực độc này. Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu, nếu cơ quan KDTV phát hiện lá chứa ma t này hoặc nghi ngờ thì phối hợp cơ quan chức năng phòng chống ma t để xử lý. Đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu kiên quyết đấu tranh, triệt phá loại tội phạm làm ăn phi pháp này.
 

 

Đàm Huy 
(thực hiện)