25/12/2024

Dự án 10.000 tỉ đồng chống ngập ở TP.HCM hiệu quả ra sao?

Ngày 3-6, UBND TP.HCM đã ký hợp đồng BT (đầu tư, chuyển giao) với nhà đầu tư Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam) dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM (giai đoạn 1).

 

Dự án 10.000 tỉ đồng chống ngập ở TP.HCM hiệu quả ra sao?

 

Ngày 3-6, UBND TP.HCM đã ký hợp đồng BT (đầu tư, chuyển giao) với nhà đầu tư Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam) dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM (giai đoạn 1).

 

 

 

Dự án 10.000 tỉ đồng chống ngập ở TP.HCM hiệu quả ra sao?
Cơn mưa đầu mùa cùng với triều cường đã khiến nhiều con đường ở TP.HCM bị ngập – Ảnh: Hoài Linh

Dự án có vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng. Đây là lần đầu tiên một dự án chống ngập nước được thực hiện bằng hình thức BT, thay vì sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Khi dự án hoàn thành sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM.

Theo Tập đoàn Trung Nam, dự án sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn bao gồm: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định; quy mô bề rộng cống 40 x 160m, cao trình đáy cống 10 x 3,6m. Xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 m3/giây, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 48 m3/giây, 1 trạm bơm tại cống Phú Định công suất 36 m3/giây.

Tàu thuyền được đảm bảo qua lại bình thường khi cửa cống mở và qua âu thuyền khi cửa cống đóng. Đoạn đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh – giai đoạn 1 bao gồm khoảng 7,8km đê/kè ở các đoạn xung yếu, 25 cống nhỏ có khẩu độ 1 x 10m từ sông Vàm Thuật đến rạch Mương Chuối. Địa điểm xây dựng các hạng mục của công trình thuộc địa bàn các quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến – tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, để chống ngập do mưa, dự án sẽ tạo ra hồ điều tiết rất lớn để dự phòng trữ nước đón mưa, tự nó tạo ra độ dốc thuỷ lực để rút nhanh nước từ hệ thống cống tiêu thoát ra kênh. Ngoài ra, dự án còn có các trạm bơm tại cống ngăn triều để bơm nước từ nội đồng ra.

Ông Tiến cho biết rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ phía lãnh đạo sở, ban ngành của TP và sự giúp đỡ, thông cảm của người dân trong vùng dự án.

TP hỗ trợ nhanh chóng việc giải phóng đền bù giải tỏa để nhà đầu tư có mặt bằng thực hiện thi công. TP cần truyền thông đến người dân các vị trí thi công, bản đồ ngập để có thể hợp tác được với nhà đầu tư trong việc thực hiện thi công thuận lợi. Đồng thời cần giải ngân vốn kịp thời để nhà đầu tư có thể chủ động trong việc lập kế hoạch thi công…

Với một dự án lớn lên đến gần 10.000 tỉ đồng, theo một số chuyên gia, cần được HĐND TP thông qua vì dự án đầu tư BT thì cuối cùng ngân sách nhà nước vẫn phải trả cho chủ đầu tư. Với dự án lớn như thế này, tư vấn – thiết kế như thế nào? Việc gọi thầu đã diễn ra như thế nào hay chỉ định thầu?…

Một số ý kiến khác lưu ý tính khả thi của dự án: liệu sau khi hoàn thành dự án có phát huy hiệu quả kiểm soát nước và chống ngập thật sự hay không bởi đã có quá nhiều dự án chống ngập, tiêu thoát nước nhưng tình trạng ngập ở TP.HCM ngày một nặng nề? Mặt khác, khả năng kết nối của các công trình này với hệ thống tiêu thoát, chống ngập khác ra sao, liệu có đồng bộ?

Tập đoàn Trung Nam được gì?

Các nhà đầu tư dự án cầu đường có khả năng thu hồi vốn vì còn thu phí giao thông, còn dự án này sẽ lấy nguồn thu phí nào để hoàn vốn cho dự án?

Trả lời câu hỏi này, ông Tiến cho biết theo nội dung ký kết hợp đồng BT ngày 3-6-2016, UBND TP.HCM sẽ thanh toán 16% giá trị hợp đồng BT bằng quỹ đất và 84% bằng tiền. Và ngay sau khi ký kết hợp đồng BT ngày 3-6, Trung Nam sẽ tập trung mọi nguồn lực để thi công dự án.

NGỌC ẨN