23/12/2024

Xoá độc quyền nhà mạng ở chung cư

UBND TP Hà Nội vừa có quy định cấm độc quyền cung cấp viễn thông ở các toà nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng.

Xoá độc quyền nhà mạng ở chung cư 

 

UBND TP Hà Nội vừa có quy định cấm độc quyền cung cấp viễn thông ở các toà nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng. 

 

 

 

 

 

 

 

Xóa độc quyền nhà mạng ở chung cư 
Nhân viên VNPT lắp đặt cáp quang Internet tại chung cư Miếu Nổi (P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) – Ảnh: Hoài Linh

Quy định này là bước đột phá trong việc phá thế độc quyền của các nhà mạng hiện còn tồn tại ở không ít chung cư.

Trên thực tế, không chỉ riêng Hà Nội, ở TP.HCM cũng có không ít chung cư cao tầng chỉ duy nhất một nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông. Điều đó khiến các cư dân bức xúc khi nhà mạng độc quyền không đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Gia đình tôi đến chung cư Him Lam Chợ Lớn ở gần hai tháng nay, trước đây tôi quen sử dụng nhà mạng khác, nay muốn tiếp tục nhà mạng này nhưng chung cư chỉ có Viettel cung cấp, đành phải chấp nhận

Ông VƯƠNG ĐẦM

Khổ vì độc quyền

Theo ghi nhận tại một số chung cư trên địa bàn TP.HCM, chủ đầu tư thường ký hợp đồng sẵn với các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet, truyền hình cáp từ khi khởi công.

Tại chung cư Him Lam Chợ Lớn (Q.6, TP.HCM) chỉ có duy nhất Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) cung cấp dịch vụ Internet, truyền hình cáp.

Nhiều cư dân trước đây sử dụng dịch vụ nhà mạng khác, khi vào ở chung cư này không còn lựa chọn, đành chấp nhận đăng ký.

Ông Vương Đầm, căn hộ B4.16.7 (chung cư Him Lam Chợ Lớn), cho biết gia đình ông đến chung cư ở gần hai tháng nay, trước đây ông quen sử dụng nhà mạng khác, nay muốn tiếp tục sử dụng nhà mạng này nhưng chung cư chỉ có Viettel cung cấp, đành phải chấp nhận.

Bà Nguyễn Thị Hương – trưởng ban quản lý chung cư Him Lam Chợ Lớn – cho biết chủ đầu tư chỉ mới ký hợp đồng để Viettel lắp đặt hạ tầng cung cấp dịch vụ mạng.

Cư dân chưa thể sử dụng dịch vụ của nhà mạng khác. Tuy nhiên, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, khi tổ chức hội nghị nhà chung cư lần thứ nhất, người dân sẽ thống nhất chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Nhiều cư dân ở khu căn hộ Ruby Garden (đường Nguyễn Sĩ Sách, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng cho biết họ phải sử dụng duy nhất một mạng Internet của Viettel và cáp truyền hình của SCTV, không có sự lựa chọn thứ hai.

Anh Nam, một cư dân ở lầu 8, khu C khu căn hộ này, nói: “Dịch vụ mạng nhiều lúc chập chờn, yếu nên nhiều cư dân phản ảnh nhưng ban quản lý toà nhà cho biết ở đây chỉ có một nhà cung cấp, không có sự lựa chọn thứ hai”.

Tương tự, vừa nhận nhà vào ở tại một chung cư khu vực Q.7 (TP.HCM), bà Hạnh cho biết khi bà xuống làm thủ tục cung cấp Internet thì ban quản lý tòa nhà định sẵn là phải sử dụng dịch vụ mà chủ đầu tư chung cư ký hợp đồng trước đó.

“Tôi không muốn sử dụng dịch vụ của đơn vị này nên yêu cầu được sử dụng đường truyền mạnh hơn nhưng ban quản lý tòa nhà cho hay không thể thực hiện được bởi trong khu căn hộ chỉ có một đơn vị cung cấp” – bà Hạnh nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn bộ các cư dân tại chung cư này đều phải sử dụng dịch vụ của nhà mạng này.

Tiếp xúc với chúng tôi, ban quản lý chung cư này nói thiết kế của chung cư chỉ có duy nhất một đường dẫn kỹ thuật cho hạ tầng viễn thông nên không thể để hai đơn vị cùng chui dây vào một lúc.

Khá bức xúc, chị Thuỳ Vân, một cư dân sinh sống ở chung cư Carilon (Q.Tân Bình), phản ảnh về việc phải sử dụng dịch vụ Internet mà chủ đầu tư ấn định trước.

“Dịch vụ Internet này khá chập chờn, tôi đề nghị chủ đầu tư đổi nhưng họ giải thích do đã ký trước với nhà cung cấp mạng nên phải chịu”.

“Anh này vào thì 
anh khác không vào”

Chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, hạ tầng truyền hình cáp tại TP.HCM cho biết từ nhiều năm trước, TP.HCM có quy định tại các khu đô thị, chung cư phải có hai nhà cung cấp hạ tầng Internet, truyền hình, nhưng trên thực tế có nơi làm được, nơi không bởi liên quan đến bài toán chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu.

Với nhiều chủ dự án, để giảm bớt chi phí đầu tư, họ chọn giải pháp hợp tác với doanh nghiệp chuyên cung cấp hạ tầng viễn thông, truyền hình để các đơn vị này lắp đặt cáp vào toà nhà và khai thác cung cấp dịch vụ cho cư dân.

Thường các chủ đầu tư t nhà hoặc khu chung cư sẽ cam kết ưu tiên cho nhà cung cấp hạ tầng này khai thác dịch vụ, nếu doanh nghiệp viễn thông khác muốn nhảy vào sẽ bị từ chối.

Tổng giám đốc một công ty bất động sản tại TP.HCM cũng nói: “Lãnh đạo chúng tôi thoả thuận với bên nhà mạng Viettel nên tất cả các đường truyền viễn thông trong hệ thống chung cư của chúng tôi đều phải sử dụng của đơn vị này”.

Ông này cho biết thêm khi thiết kế t nhà chỉ có một đường ống kỹ thuật viễn thông mà Viettel sử dụng nên rất khó để các nhà mạng khác chen chân vào. Chính điều này khiến cư dân không có sự lựa chọn thứ hai cho dịch vụ mà họ 
sử dụng.

Theo ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), từ trước đến nay việc lắp đặt hệ thống viễn thông tại các t cao ốc chung cư đều do chủ đầu tư thoả thuận, tuyển chọn nhà mạng cung cấp theo kiểu “anh này vào thì anh khác không vào”.

Từ đây xảy ra tình trạng độc quyền. “Phải thừa nhận rằng nhiều nhà mạng cung cấp dịch vụ không tốt, khách hàng không hài lòng nhưng vẫn phải “ngậm bồ hòn” sử dụng do tình trạng độc quyền trên” – ông Châu nhấn mạnh.

Xóa độc quyền nhà mạng ở chung cư 
Chung cư Him Lam Chợ Lớn, Q.6, TP.HCM chỉ có duy nhất Viettel cung cấp các dịch vụ truyền hình, Internet. Ông Vương Đầm (ảnh) muốn có nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng hơn để thoải mái lựa chọn – Ảnh: Quang Định

Phải có 2 nhà mạng 
trở lên

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Sỹ, trưởng phòng bưu chính viễn thông Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, khẳng định việc ban hành quyết định phải có hai nhà mạng trở lên trong một khu chung cư là nhằm đảm bảo người dân được tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh trong thiết lập mạng cũng như cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp trong tòa nhà.

“Trước khi ban hành, cơ quan ban hành văn bản đã lấy ý kiến và nhận được sự đồng tình của các đơn vị viễn thông” – ông Sỹ thông tin.

Theo ông Sỹ, quy định này “bắt buộc áp dụng” đối với các dự án đang chuẩn bị xây dựng. Các tòa nhà đang tiến hành xây dựng hoặc đã phê duyệt đầu tư xây dựng trước thời điểm quy định có hiệu lực, thành phố khuyến khích áp dụng quy định này, bổ sung hệ thống viễn thông đa dạng đáp ứng nhu cầu của người dân.

Còn đối với những toà nhà đã đưa vào sử dụng, các đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà cần tạo điều kiện cho các đơn vị viễn thông nâng cấp, bổ sung hệ thống cáp 
viễn thông.

Về chế tài áp dụng, ông Sỹ cho hay ngay sau khi có quyết định của thành phố, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội giao cho lực lượng thanh tra của Sở Xây dựng có kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện vi phạm để xử lý, đồng thời có biện pháp tháo gỡ nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc.

“Việc thanh tra, kiểm tra sẽ do Sở Thông tin và truyền thông chủ trì phối hợp với Công an thành phố, Sở Công thương. Còn việc xử phạt sẽ áp dụng theo nghị định 174 về xử phạt hành chính” – ông Sỹ cho hay.

Ông Bùi Thành Hưng, trưởng ban quản trị toà nhà Rainbow Văn Quán (Q.Hà Đông, Hà Nội), cho hay người dân rất ủng hộ quy định mới của UBND TP Hà Nội.

Ngay chung cư Rainbow Văn Quán, trước đây khi ban quản trị chưa tiếp quản việc quản lý toà nhà từ chủ đầu tư, hệ thống viễn thông vẫn do một nhà mạng độc quyền.

Sau khi nhận phản ảnh của cư dân chung cư và làm việc lại với các đơn vị viễn thông, ban quản trị đã kết nối được hai nhà mạng vận hành đồng thời là FPT và VNPT.

Theo ông Hưng, muốn chống độc quyền nhà mạng ở chung cư cần phải có quy định và chế tài rõ ràng đối với các doanh nghiệp xây dựng ngay từ đầu.

“Bởi thực tế, khi chủ đầu tư ký hợp đồng với duy nhất một đơn vị viễn thông thì có sự ràng buộc về hợp đồng, quyền lợi kinh tế. Buộc họ phải thay đổi sẽ ảnh hưởng tới lợi ích và cam kết trước đó” – ông Hưng phân tích.

Không phải chung cư nào cũng chỉ có một nhà mạng

Ông Đỗ Phi Hùng, phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết dịch vụ viễn thông, Internet, điện thoại tại các nhà chung cư là dịch vụ có trả tiền. Bản thân các nhà mạng nếu không làm hài lòng khách hàng thì sẽ bị đổi chứ không có chuyện độc quyền.

Theo quy định, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư sẽ ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ này.

Giả sử dịch vụ kém, người dân sẽ phản ảnh để đơn vị quản lý vận hành yêu cầu nhà mạng cải thiện, hoặc chính đơn vị quản lý vận hành sẽ cắt hợp đồng với nhà mạng này.

Nếu đơn vị quản lý không làm được việc này, người dân sẽ biểu quyết thay đơn vị quản lý tại hội nghị nhà chung cư tổ chức hằng năm.

Theo nhiều chủ đầu tư, cách xây dựng hạ tầng chung cư đều cho phép nhiều nhà mạng phục vụ trong chung cư cùng lúc.

Ông Trần Mạnh Hùng, giám đốc Công ty CP xây dựng thương mại Đất Phương Nam, cho biết khi xây dựng chung cư, đơn vị thiết kế nhiều đường ống chờ vào hệ thống ống kỹ thuật của chung cư. Khi bắt đầu giao căn hộ cho khách hàng thì chủ đầu tư ký hợp đồng với một nhà mạng theo ý chủ quan.

Tới lúc chủ đầu tư giao quyền quản lý nhà chung cư cho ban quản trị thì người dân tự quyết định.

Cư dân muốn sử dụng nhiều mạng, nhiều đài trong nhà chung cư thì có sẵn đường ống chờ trong hệ thống kỹ thuật để đơn vị cung cấp kết nối cáp vào từng căn hộ.

Ông Lê Đình Túc, phó ban quản trị chung cư Hùng Vương (Q.5), cho biết nhà mạng cung cấp truyền hình cáp, Internet, điện thoại cho chung cư là do chủ đầu tư ký hợp đồng ban đầu.

Khi cư dân về ở, ban quản trị thành lập thì được chủ đầu tư chuyển giao trách nhiệm và kế thừa quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong hợp đồng cung cấp dịch vụ với nhà mạng.

Vì chất lượng dịch vụ của nhà mạng do chủ đầu tư ký kết ban đầu tốt nên ban quản trị chung cư không nghĩ đến chuyện lựa chọn nhà mạng khác.

Ông Trần Đặng Duy Linh – trưởng ban quản lý chung cư Sài Gòn Town – cho biết hiện nay riêng dịch vụ Internet đơn vị này cung cấp gói cước ba nhà mạng FPT, VNPT và Viettel cho cư dân.

Còn truyền hình mới chỉ có dịch vụ truyền hình cáp của HTVC. Theo thống kê, hiện có khoảng 50% cư dân sử dụng dịch vụ của FPT, 50% còn lại chọn VNPT và Viettel.

Đơn vị trung gian cho biết nếu có 40% cư dân trong chung cư muốn chọn thêm nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, đơn vị này sẽ đầu tư hạ tầng kết nối.

“Việc có nhiều nhà cung cấp dịch vụ khiến các nhà mạng tăng tính cạnh tranh, người dân cũng được sử dụng dịch vụ tốt nhất” – ông Linh chia sẻ. 


NGỌC HÀ – TIẾN LONG

Cấm độc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông

Đây là một trong những quy định về việc lắp đặt, quản lý, sử dụng hộp thư tập trung, hệ thống cáp viễn thông, hệ thống phủ sóng trong các toà nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng, vừa được Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 7-6.

Quy định của TP Hà Nội nêu rõ, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đầu tư xây dựng toà nhà cao tầng.

Theo đó, quy định về thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông trong toà nhà cao tầng phải có đủ dung lượng để ít nhất hai doanh nghiệp viễn thông có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hoặc cung cấp thêm dịch vụ theo nhu cầu của người sử dụng.

Phải đảm bảo dễ tiếp cận, thuận tiện cho việc lắp đặt, đấu nối, bảo trì, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định, di động, Internet, truyền hình cáp và các dịch vụ khác cho người sử dụng trong toà nhà.

XUÂN LONG

D.N.HÀ – T.LONG – ĐÌNH DÂN – H.NHUNG – L.HOÀI