30/12/2024

Làm giá ‘siêu tốc’ bằng hoá chất: Trước thường dùng dạng bột để làm

Giá đỗ được bà Phạm Thị Mỹ Phượng (42 tuổi, ngụ KP.Thạnh Bình, P.An Thạnh, TX.Thuận An, Bình Dương) sản xuất bằng cách ngâm hoá chất của Trung Quốc trong vòng 48 giờ đã cho ra cọng giá mập, trắng…

 
Làm giá ‘siêu tốc’ bằng hoá chất: Trước thường dùng dạng bột để làm
 
 
 
Giá đỗ được bà Phạm Thị Mỹ Phượng (42 tuổi, ngụ KP.Thạnh Bình, P.An Thạnh, TX.Thuận An, Bình Dương) sản xuất bằng cách ngâm hoá chất của Trung Quốc trong vòng 48 giờ đã cho ra cọng giá mập, trắng…







 /// Ảnh: Đỗ Trường

 

Ảnh: Đỗ Trường

 


Sáng 17.5, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Bình Dương phối hợp Chi cục Bảo vệ thực vật và Đội cảnh sát kinh tế Công an TX.Thuận An (Bình Dương) kiểm tra cơ sở của bà Phượng.
Tại thời điểm kiểm tra, trong cơ sở đang lưu trữ 1.800 ống hoá chất màu trắng, dạng lỏng, có nhãn mác hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc và hơn 250 vỏ ống hóa chất đã được sử dụng; có 96 thùng giá đỗ (15 kg/thùng), trong đó có 8 thùng đang chuẩn bị đưa đi bán và 20 thùng giá đỗ chưa kịp tưới hoá chất. 

 
 
Làm giá ‘siêu tốc’ bằng hóa chất: Trước thường dùng dạng bột để làm - ảnh 1
Cứ 5 ống h chất dùng cho 20 thùng.
Trong khoảng 48 giờ thì giá mọc lên đầy thùng (khoảng 15 kg giá/thùng). Trong khi đó, nếu ủ theo phương pháp thông thường phải mất ít nhất 1 tuần và 1 kg đỗ được khoảng 6 – 7 kg giá

Làm giá ‘siêu tốc’ bằng hóa chất: Trước thường dùng dạng bột để làm - ảnh 2
 
 
 


“Vỗ béo” sau 48 giờ
Bà Phượng khai với cơ quan chức năng, hoá chất (dạng bột và lỏng) bà mua từ chợ về làm giá đỗ. Nhưng bà lại nói với PV Thanh Niên là h chất này do người quen ở phía bắc mua từ Trung Quốc gửi vào.
Đậu xanh (đỗ) được mua về cho ngâm với nước vôi, khi vỏ chuyển sang màu vàng thì cho vào thùng (khoảng 1,3 kg đỗ/thùng) rồi dùng h chất pha với nước đổ vào, cứ 5 ống h chất dùng cho 20 thùng. Trong khoảng 48 giờ thì giá mọc lên đầy thùng (khoảng 15 kg giá/thùng). Trong khi đó, nếu ủ theo phương pháp thông thường phải mất ít nhất 1 tuần và 1 kg đỗ được khoảng 6 – 7 kg giá.
Theo quan sát của PV, loại giá đỗ mà bà Phượng sản xuất ra có kích thước bất thường khi cọng giá dài khoảng 10 cm, mập, trắng, không có rễ nhỏ… Đáng chú ý, trong quá trình cơ quan chức năng xử lý, bà Phượng và những người trong gia đình liên tục cho rằng trước đây thường sản xuất giá đỗ bằng hóa chất dạng bột. Do mới hết bột nên mới chuyển sang sử dụng h chất dạng lỏng được một thời gian thì bị phát hiện.
Bà Phượng xin lực lượng chức năng chỉ lập biên bản và tịch thu số hóa chất, còn hơn 1,3 tấn giá đã làm ra xin để lại cho gia đình. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra đã tịch thu toàn bộ số giá, h chất đưa đi tiêu huỷ, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phượng. Cơ quan chức năng cũng lấy mẫu hóa chất đưa đi kiểm nghiệm.
Giá làm từ hóa chất ở nhà bà Phượng có chiều dài khoảng 10 cm. Ảnh: Đỗ Trường

Giá làm từ hoá chất ở nhà bà Phượng có chiều dài khoảng 10 cm.ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG


Bị cấm vì ảnh hưởng sức khoẻ

 
 
Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), loại thuốc dùng ngâm ủ giá đỗ thuộc nhóm kích thích tăng trưởng, đây là thuốc nhập lậu, không nằm trong danh mục được phép sử dụng tại VN và nếu cố tình sử dụng thì đây là hành vi bị cấm, vi phạm quy định pháp luật. Bởi nếu nằm trong danh mục được phép sử dụng, thuốc nhập khẩu phải có tên thương phẩm, có tem nhãn hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
Phan Hậu
 


Cũng theo bà Phượng, trung bình mỗi ngày bà bán khoảng 300 kg ở chợ Búng (P.An Thạnh) và các mối quen, với giá 6.000 – 8.000 đồng/kg. Với 1.800 ống hoá chất (chưa sử dụng) có thể dùng làm ra khoảng 108.000 kg giá.
Một cán bộ QLTT cho biết cơ sở của bà Phượng làm giá đỗ 10 năm nay. Là loại hình kinh doanh thủ công truyền thống, quy mô nhỏ lẻ ở khu phố, ấp thì không cần phải đăng ký kinh doanh mà chỉ khai báo với cơ quan chức năng ở xã, phường lập danh sách để quản lý.
Cũng theo vị cán bộ QLTT này, cách đây khoảng 10 ngày, có khoảng 10 hộ gia đình làm giá đỗở P.An Thạnh đã được cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, khuyến cáo và cho cam kết không sử dụng hóa chất để làm giá đỗ, trong đó có cả hộ bà Phượng.
“Việc kiểm tra, phát hiện vụ việc ở cơ sở bà Phượng chỉ là đột xuất và ngẫu nhiên theo danh sách. Chứ chúng tôi cũng không xác định được bà này dùng hóa chất của Trung Quốc không được phép sử dụng để làm giá từ khi nào”, vị này nói.
Ông Nguyễn Tấn Toàn, Phó phòng Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Dương, cho biết trước đây cơ quan này đã từng đưa mẫu h chất của Trung Quốc mà người dân hay sử dụng để làm giá đỗ đi phân tích kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy đây là loại hoá chất do Trung Quốc sản xuất có tên 6-benzylaminopurine (thuộc họ Cytokinin), tên thường gọi trong kinh doanh của Trung Quốc là Wugendouyajisu.
Hóa chất được dùng để làm giá đỗ.

Hoá chất được dùng để làm giá đỗ.

Hóa chất này chỉ tan trong dung dịch kiềm, tan ít trong nước nên giá đỗ được làm từ hóa chất này rửa nhiều lần bằng nước cũng không sạch h chất. Ông Toàn khẳng định đây là loại h chất tổng hợp, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cho thực vật; không có trong danh mục h chất được phép sử dụng đối với thực vật.
Về tác hại của loại h chất này, ông Toàn cho biết: “Đương nhiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên mới bị cấm sử dụng”, ông Toàn nói.
Có thể gây tử vong
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu – Ngoại tổng quát, Bệnh viện Q.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết: Chất 6-benzylaminopurine gây độc tính cấp, khi nuốt vào có thể gây nguy hiểm. Một số thử nghiệm trên động vật tại Mỹ cho thấy, khi nuốt một lượng lớn (150 gr) 6-benzylaminopurine có thể gây tử vong hoặc gây tổn hại nghiêm trọng vĩnh viễn đến sức khoẻ.
Cũng nghiên cứu trên động vật thí nghiệm ở Mỹ, nếu tiếp xúc (ăn uống, hít, tiếp xúc qua da) lâu ngày kéo dài chất này có thể làm thai nhẹ ký, não úng thuỷ và các dị tật bẩm sinh ở thai. Nghiên cứu còn cho thấy nếu 6-benzylaminopurine văng vào mắt người sẽ gây viêm kết mạc; dính vào da gây viêm da, làm nặng thêm bệnh lý da; nếu hít gây tổn thương phổi, viêm phổi, làm nặng thêm triệu chứng phổi với bệnh nhân viêm phế quản mãn tính; tiếp xúc với lượng cao lâu dài gây bệnh lý bụi phổi, xơ phổi, khó thở.
Thang Duy


 

Đỗ Trường