23/12/2024

Chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô một thời

Nhiều người đã mang đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) những hiện vật thời đổi mới để chuẩn bị cho trưng bày vào tháng 8 tới của bảo tàng về giai đoạn lịch sử này.

 

Chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô một thời

Nhiều người đã mang đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) những hiện vật thời đổi mới để chuẩn bị cho trưng bày vào tháng 8 tới của bảo tàng về giai đoạn lịch sử này.





Tiến sĩ Graeme Were chụp ảnh ông Xuân Quang khi trên tay ông có cùng lúc 2 chiếc đồng hồ  /// Ảnh: T.N

 

Tiến sĩ Graeme Were chụp ảnh ông Xuân Quang khi trên tay ông có cùng lúc 2 chiếc đồng hồ Ảnh: T.N


Để làm “lính cậu”
Chuyên gia nhân học và bảo tàng người Úc, tiến sĩ Graeme Were, đã thật vui khi chụp ảnh một nhân chứng thời bao cấp đang đeo trên tay cùng lúc hai chiếc đồng hồ. Ông Xuân Quang, một cựu binh, cười rất tươi khi chuyên gia Graeme Were chụp hình. Hai chiếc đồng hồ, sau 25 năm là của ông, cho tới giờ vẫn chạy tốt. Ông cũng nhớ mình đã hãnh diện về nó như thế nào lúc mới tậu về. “Lúc đó giá mỗi chiếc đồng hồ khoảng hơn chỉ vàng. Lính mà mua được một chiếc đồng hồ như thế này đã được gọi là “lính cậu” ”, ông Quang nhớ lại. Còn ông Graeme nói: “Thấy rất rõ anh ấy tự hào về hai chiếc đồng hồ”.
Để được làm “lính cậu”, ông Quang và nhiều chiến sĩ khác ở sân bay Cam Ranh hồi 1991 đã phải trốn giờ nghỉ trưa để đi nhặt phế liệu. Đó là sắt, dây điện trong các ngôi nhà cũ thuộc khu vực đó. Có những thanh sắt lớn phải vài người khiêng và những người cùng trốn rủ nhau khiêng. Những phế liệu này sau đó được bán cho những người thu mua. Họ mang thuyền tới gần khu này để nhận hàng. Ông Quang cho biết nếu bị bắt vì tội trốn đi nhặt phế liệu, mỗi người sẽ nhận hình phạt phải chặt 2 tấn củi để hậu cần nấu cơm.
“Hai chiếc đồng hồ này gợi nhớ gì về thời anh còn trẻ không”, Graeme Were hỏi. Đáp lại, ông Quang cười và nói: “Cái này nhớ là anh em lính ở với nhau. Vào ngày 19.3 hằng năm chúng tôi đi họp hội đồng ngũ, lại đeo đồng hồ. Chúng tôi cũng nói chuyện cũ, mình đã trốn đi nhặt sắt vụn để bán thế nào”. Hai chiếc đồng hồ này sẽ xuất hiện trong trưng bày vào tháng 8 tới.
Chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô một thời 1

Chiếc phích đá Liên Xô (cũ) quý giá được bà Nhị nâng niu

Nếu như với ông Quang, chiếc đồng hồ là những ngày hồi hộp nhặt sắt vụn để trở thành “lính cậu” thì với bà Trần Thị Nhị, chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô (cũ) cũng quý giá như vậy. Đây là hai món đồ chồng bà, khi đó là quản lý lao động xuất khẩu VN tại một vùng của Liên Xô, gửi về. “Chồng tôi gửi về để bán. Nhưng lũ trẻ ngay khi nhìn thấy phích đá đã reo lên, trời ơi, nhà mình giàu rồi. Thế là tôi quyết định làm thêm những việc khác để giữ bằng được chiếc phích đá để dùng”, bà nhớ lại. Chiếc phích đá nhà bà chủ yếu để đựng đá, mua kem. Với nhiều gia đình khác thời đổi mới, họ còn dùng để ủ cơm cho nóng.
 
 
Chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô một thời - ảnh 2
Hàng xếp rất dài. Tôi xếp hàng quá lâu, đến người trước tôi thì mớ cá muốn mua đã hết rồi. Tôi đành cầm tem phiếu đó về.
Cảm xúc của người xếp hàng từ dưới lên trên thật thất vọng, cảm thấy hôm nay rất buồn vì không làm được việc mẹ giao, rồi anh em mình không được cái gì ăn.Mà tem phiếu lại sắp hết hạn nữa
Chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô một thời - ảnh 3
 

Bà Hà Vị Thuỷ

 

Do có chồng làm quản lý lao động tại Liên Xô những 10 năm, bà Nhị cũng được sang đó 4 tháng. Khi trở về, bà mua sắm đủ thứ đồ trong nhà. Bà sắm đi văng, sắm cả gối lông ở bên đó mang về. “Tôi sang mua đồ dùng trong nhà. Cái nhà tôi như nhà của Liên Xô. Bát đũa Liên Xô hồi ấy không đẹp bằng bây giờ nhưng đến tết tôi lại lấy ra dùng. Ăn tết xong lại cất”, bà Nhị chia sẻ.

Sợ cảm giác kinh tế bao cấp
Bà Nhị nhớ những thùng hàng 10 kg mà chồng bà thỉnh thoảng gửi về thời đổi mới. Mỗi khi túng tiền bà lại mang một món trong thùng ra bán. “Thích nhất là không còn phải xếp hàng như thời bao cấp nữa”, nữ cán bộ đã nghỉ hưu của Bảo tàng Cách mạng chia sẻ.
Cũng như bà Nhị, bà Hà Vị Thủy quá sợ cảm giác xếp hàng thời bao cấp. “Hàng xếp rất dài. Tôi xếp hàng quá lâu, đến người trước tôi thì mớ cá muốn mua đã hết rồi. Tôi đành cầm tem phiếu đó về. Cảm xúc của người xếp hàng từ dưới lên trên thật thất vọng, cảm thấy hôm nay rất buồn vì không làm được việc mẹ giao, rồi anh em mình không được cái gì ăn. Mà tem phiếu lại sắp hết hạn nữa”, bà nói.
Ông Lê An Khánh lại mang tới hiến tặng cuốn nhật ký xây dựng đường dây tải điện 500 kV cùng rất nhiều bài báo ông viết có liên quan. “Ngay cả khi đưa ra Quốc hội chuyện xây dựng đường dây tải điện 500 kV cũng có người không đồng ý, không biết có làm được hay không. Rồi đến thứ trưởng liên quan cũng đi tù”, ông nhớ lại.
Thạc sĩ Phạm Thị Kim Thanh lại mang cho bảo tàng mượn những cuốn sách từ những năm 1987. Sách khác nhau từ chất lượng giấy đến mực in. Cuốn trắng nuột, cuốn nâu ngà và cuốn đen sì. “Sách in kế hoạch 1 do nhà nước chi tiền toàn bộ thì giấy đẹp. Sách kế hoạch 2, 3 do chúng tôi làm kinh tế thì giấy xấu vì phải tự lo nguyên liệu, tự lo in, tự lo bán”, bà nói.
Chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô một thời 2

Những cuốn sách nhà nước in và sách làm kế hoạch 2, 3 khác hẳn nhau về chất lượng giấy

Bảo tàng đổi mới cách trưng bày
Từng là nhân viên Bảo tàng Cách mạng, bà Nhị rất hiểu về cách làm triển lãm. Vì thế, việc Bảo tàng Lịch sử quốc gia mời từng nhân chứng đến gặp mặt, nói chuyện về hiện vật của mình để ghi chép, ghi âm và cả ghi hình khiến bà hào hứng. “Cách này rất khác thời chúng tôi làm. Ngày trước là chỉ đi sưu tập hiện vật, mượn hiện vật trong kho của các bảo tàng khác. Nhưng bây giờ còn có cả trả lời phỏng vấn nữa. Nó sinh động”, bà nói.
Về điều này, Trưởng phòng Giáo dục công chúng của bảo tàng, bà Nguyễn Thu Hoan chia sẻ: “Có phỏng vấn ghi lại câu chuyện như thế thì chính những người trực tiếp làm trưng bày cũng có thêm cảm xúc để chuyển tải cho người xem”.
Chiếc phích đá và nồi hầm Liên Xô một thời 4

Tiến sĩ Graeme Were, giảng viên cao cấp Khoa Sau đại học, ĐH Queensland, Úc cho biết: “Tôi đã tham gia cùng các cán bộ Bảo tàng Lịch sử quốc gia này 2 tháng rồi. Trước đây tôi chưa từng nghiên cứu về thời kỳ bao cấp. Tuy nhiên tôi đã đọc về trưng bày Thời bao cấp của Bảo tàng Dân tộc học trước đây. Đó là một trưng bày rất nổi tiếng”.
Ông cho rằng, hai triển lãm không khác nhau nhiều về phương pháp. “Tuy nhiên, triển lãm lần này có điều rất đặc biệt là điều tra trên một diện rộng hơn, có cả những điều tra ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Cái hay nữa là có phương pháp cộng đồng. Đây là một phương pháp mới. Chúng ta được nghe nhiều tiếng nói của người dân”, ông nói.

 

Trinh Nguyễn