25/12/2024

Phác thảo tượng Hùng Vương bị tố đạo bài

Một trong ba phác thảo tốt nhất dự thi chọn tượng đài Quốc tổ Hùng Vương (đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng ở khu trung tâm lễ hội, khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ) đang bị tố đạo chi tiết tượng.

 

Phác thảo tượng Hùng Vương bị tố đạo bài

 

Một trong ba phác thảo tốt nhất dự thi chọn tượng đài Quốc tổ Hùng Vương (đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng ở khu trung tâm lễ hội, khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ) đang bị tố đạo chi tiết tượng.





Người dân đến ngắm phác thảo tượng Hùng Vương tại đền Hùng /// Ảnh: Văn Trần

 

Người dân đến ngắm phác thảo tượng Hùng Vương tại đền HùngẢnh: Văn Trần


Một số xì xào về phác thảo dự thi tượng đài Hùng Vương ở đền Hùng, Phú Thọ đã có vào dịp Giỗ Tổ 10.3 âm lịch. Khi đó, nhóm 3 tác phẩm lọt vào vòng tuyển chọn cuối của cuộc thi tượng đài này đang được trưng bày lấy ý kiến người dân về dự hội đền Hùng. Trang Facebook cá nhân mang tên Người Phú Thọ đã lên tiếng về các chi tiết giống nhau của mẫu phác thảo 3 với phác thảo khác. Một số họa sĩ đã chuyển thông tin này tới báo chí.
Cụ thể, Người Phú Thọ cho rằng phương án HV-01 và HV-02 đã tiếp tục phát triển và hoàn thiện theo ý tưởng từ bước 1 với những tìm tòi của riêng họ. Trong khi đó, phương án HV-03 hình như đã mượn ý tưởng về lúa, về mây, về bệ vuông tròn từ hai phương án còn lại.
Đạo hay không đạo ?
 
 
Tổng đầu tư cụm công trình 
khoảng 500 tỉ đồng
Cụm công trình bao gồm tượng đài, phù điêu, khối phụ trợ (nếu có) và toàn bộ các công trình hạ tầng kiến trúc cảnh quan, sân vườn bao quanh tượng đài.
Căn cứ Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 18.4.2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu trung tâm lễ hội, khu di tích lịch sử đền Hùng tỷ lệ 1/2.000, khu vực xây dựng tượng đài nằm trên đồi Phân Bùng, khu vực phía sau khán đài A, có tổng diện tích 76.000 m2. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 500 tỉ đồng.
 

Về khả năng mẫu này đạo của mẫu kia, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh triển lãm, Bộ VH-TT-DL, một thành viên của ban giám khảo cho biết cần xem cụ thể. Tuy nhiên, theo quy trình thì điều đó khó có thể xảy ra. “Người này có xem được của người khác, công ty này có xem được của công ty khác đâu. Ai người ta cho xem. Chỉ khi nộp lên Phú Thọ mới biết tượng như thế nào chứ. Bản thân họ cũng phải bí mật chứ ai cho người công ty này sang xem của công ty khác được”, ông Thành nói.

Trong khi đó, một nhà nghiên cứu mỹ thuật sau khi xem hình chụp cho biết ông không hề thấy sự “thuổng” hay “đạo” nào của mẫu 3 cả. Vì mô típ mây – lửa – lúa có rất nhiều trong điêu khắc VN nên không thể chỉ dựa vào đó mà nói là thuổng được. Chưa kể, bệ của mẫu 3 cũng hoàn toàn khác hai mẫu còn lại.
Nhà nghiên cứu này thậm chí còn cho rằng một số chi tiết trên mẫu 1 và 2 mới có những đặc điểm được lấy ý tưởng từ các tượng đài của VN và thế giới. Chẳng hạn mẫu 1 có dải mây sau tượng giống tượng Chiến thắng đường 9. Phần đế tượng mẫu 2 mang những ý tưởng của đế tượng Nữ thần Tự do (Mỹ) và tượng đài Mẹ tổ quốc của thành phố Kiev, Ukraine. Dáng đứng của tượng mẫu 2 còn mang dáng dấp tượng Chúa Kito của phương Tây.
Dung nhan Quốc tổ nên ra sao ?
Ngay từ đầu, trong thể lệ, ban tổ chức cuộc thi đã hướng tới một mẫu tượng đài có chất liệu bền vững, ẩn chứa tính giáo dục, văn hoá, lịch sử, chính trị và tính thẩm mỹ cao. Tượng Hùng Vương phải bề thế, hoành tráng, sừng sững trong không gian bao la của đất trời. Nhân vật cũng cần tính đến tính xác thực về tỷ lệ cơ thể có liên quan đến nhân chủng học, xác thực về trang phục qua tư liệu khoa học, lịch sử.
Tuy nhiên, rõ ràng, tư liệu về thời kỳ Hùng Vương tới nay không nhiều và cũng khó có thể kỹ lưỡng tới từng chi tiết trang phục. “Những yêu cầu này chung chung. Nếu không có chi tiết thì làm theo tính biểu tượng thôi. Truyện tranh cũng thế, làm rồi vướng vào các chi tiết nhỏ. Mà cái quần cái áo mới là cái vướng. Rồi còn chuyện ông ấy trông nên như nào nữa”, nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền nói.
Nhà điêu khắc Nguyễn Thái Bình, giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội lại cho rằng trong trường hợp Hùng Vương thì phải kết hợp với các nhà sử học rồi đưa ra một khuôn mẫu chuẩn của người Việt cổ. “Quần áo thì chắc dựa trên hoa văn trống đồng thôi. Trên hoa văn đó cũng có người mà”, ông Bình nói. Theo ông, không nên lấy những mẫu quần áo thời Lê hay Nguyễn để mặc cho Hùng Vương. Nó hoàn toàn không liên quan và giống như cho ông mặc quần áo của cháu.
Trong khi đó, một nhà nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, văn hoá của trống đồng, cho biết trên trống cũng có những hình vẽ giúp hình dung phần nào y phục cổ thời Đông Sơn, chẳng hạn hình người hoá trang lông công. Nhưng những hình này không đủ để phác thảo chi tiết một trang phục cho Hùng Vương.
Về việc mang hoa văn của trống lên quần áo của tượng Hùng Vương, nhà nghiên cứu này cho rằng không nên sử dụng bừa bãi. “Hoa văn đâu phải chỉ là chuyện mặc. Nó biểu hiện quyền uy của lạc tướng lạc hầu. Nó nối con người với vũ trụ, nó thể hiện vũ trụ luận nữa. Nếu sử dụng thì có thể để hoa văn mặt trời trên trán của tượng thôi. Cần phải chú ý đến tính linh thiêng của trống. Nó là một biểu tượng không được coi thường”, ông nói.

 

Trinh Nguyễn