08/01/2025

Chưa yên tâm với đường gom, cống chui

Tuyến đường cao tốc qua xã Điện Thọ, Quảng Nam có 9 cống chui các loại. Vào đầu năm 2016, một trận mưa lớn đã gây ngập cục bộ một số ruộng lúa tại thôn Bì Nhai khiến người dân lo lắng.

 

Chưa yên tâm với đường gom, cống chui

 

 

Tuyến đường cao tốc qua xã Điện Thọ, Quảng Nam có 9 cống chui các loại. Vào đầu năm 2016, một trận mưa lớn đã gây ngập cục bộ một số ruộng lúa tại thôn Bì Nhai khiến người dân lo lắng. 

 

 

 

 

 

Chưa yên tâm với đường gom, cống chui
Vị trí cống chui xuyên đường cao tốc kiểu “khuỷu tay” trên đường ĐH7 (xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên) bị người dân phản ứng vì nguy cơ mất an toàn giao thông – Ảnh: Trường Trung

Mặc dù Bộ GTVT đã nhiều lần chấp thuận đề nghị của tỉnh Quảng Nam về việc bổ sung, điều chỉnh thiết kế đường gom, cống chui, cống thuỷ lợi trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, nhưng địa phương này vẫn chưa yên tâm.

Tuyến đường cao tốc qua xã Điện Thọ (thị xã Điện Bàn) có 9 cống chui các loại. Vào đầu năm 2016, một trận mưa lớn đã gây ngập cục bộ một số ruộng lúa tại thôn Bì Nhai khiến người dân lo lắng. Chính quyền xã đã làm đơn đề nghị tăng thêm 3 cống thuỷ lợi để đảm bảo tiêu nước khi có mưa lớn.

Ông Trần Công Luyến, chủ tịch UBND xã Điện Thọ, cho biết dù đề nghị như vậy nhưng không biết bao nhiêu cống thủy lợi cho đủ vì không đo được lượng nước.

“Hiện nay một số vị trí mới thi công đường đến giai đoạn chờ lún, một số đường gom, đường thuỷ lợi chưa hoàn thiện. Vừa qua có ngập cục bộ thì địa phương đề xuất, chứ năm vừa rồi không có đợt lũ nào lớn nên không thể đánh giá được khả năng thoát nước” – ông 
Luyến tỏ ra lo lắng.

Trong khi đó, vị trí đường dân sinh ĐH7 cắt với đường cao tốc đoạn qua xã Duy Trung (huyện Duy Xuyên) dù mới làm xong hầm, chưa đi vào sử dụng nhưng đã bị người dân phản ứng dữ dội. Theo người dân ở đây, cống chui này được thiết kế quá nhỏ hẹp, lại đi xiên đường cao tốc theo hình Z khiến giao thông khó khăn, người dân đòi phải thiết kế lại cống chui đúng vị trí con đường cũ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Úc, chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, cho biết nguyên nhân khiến địa phương chưa an tâm vì trong năm qua chưa có đợt lũ nào nghiêm trọng “đúng như đặc sản miền Trung”. “Lẽ ra khi tính toán xây dựng đường gom và cống thủy lợi phải khảo sát hết phần thoát lũ ở phía hạ lưu để tính toán dòng chảy, chứ không nên để nước tới đâu ta làm tới đó” – ông Úc nói.

Ông Úc cho biết địa phương đề nghị đầu tư làm mương thoát nước từ vị trí cống thủy lợi của đường cao tốc đến vị trí kênh mương cũ.

Còn ông Nguyễn Bốn, phó chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, cho rằng đơn vị thiết kế chưa tính tới quy hoạch của địa phương. “Theo quy hoạch của địa phương, các tuyến đường ĐH có mặt cắt 13,5m nhưng cống chui đường ĐH7 qua Duy Trung chỉ rộng 6,5m, lại khuất tầm nhìn nên người dân phản ứng là đúng.

Liên quan đến các đường chui xiên có đường cong lớn mà lại không theo vị trí đường cũ, chúng tôi cũng đã đề nghị họ phải đảm bảo bán kính 50m và giải tỏa xung quanh để đảm bảo an toàn giao thông” – ông Bốn giải thích.

Giải thích lý do việc có nhiều cống chui đường dân sinh bị dịch chuyển so với hiện trạng đường cũ, ông Hà Phước Lộc, phó phòng quản lý hạ tầng giao thông Sở GTVT tỉnh Quảng Nam, cho rằng để đảm bảo tầm nhìn.

“Trường hợp đường dân sinh cắt đường cao tốc với góc nhỏ, nếu thiết kế cống chui trùng với hướng đường địa phương thì chiều dài cống chui sẽ lớn, gây tối khiến hạn chế tầm nhìn và tăng kinh phí đầu tư. Chính vì vậy khi làm đường cao tốc phải điều chỉnh. Chúng tôi kiến nghị thiết kế mở rộng bán kính đường cong nằm trên tất cả đường dẫn vào các cống chui dân 
sinh” – ông Lộc cho biết.

Bộ GTVT đã đồng ý điều chỉnh đường ngang ra vào cống chui tuyến đường ĐH7, đồng thời cho phép bổ sung một đường chui có khẩu độ 6,4x4m tại vị trí giao cắt này.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN chỉ đạo các bên liên quan xác định xong các điểm đấu nối hạ lưu các cống ngang trước ngày 30-4 để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

TRƯỜNG TRUNG – VIỆT HÙNG