Cách sử dụng dầu ăn đảm bảo sức khoẻ
Sử dụng dầu ăn thế nào để đảm bảo sức khoẻ là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Trước mối quan tâm mang tính thời sự này, các chuyên gia dinh dưỡng, ẩm thực đã có những chia sẻ từ góc độ chuyên môn.
Tư vấn dinh dưỡng: Cách sử dụng dầu ăn đảm bảo sức khoẻ
Sử dụng dầu ăn thế nào để đảm bảo sức khoẻ là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Trước mối quan tâm mang tính thời sự này, các chuyên gia dinh dưỡng, ẩm thực đã có những chia sẻ từ góc độ chuyên môn.
Tư vấn dinh dưỡng kỳ này xin giới thiệu phần tư vấn của PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, BS Lương Lễ Hoàng – phụ trách chuyên mục sức khoẻ của nhiều đầu báo, từng xuất bản nhiều quyển sách chăm sóc sức khoẻ uy tín (Thuốc đắng dã tật, Dinh dưỡng để chữa bệnh), chị Phan Anh – đầu bếp kiêm blogger ẩm thực nổi tiếng, Đại sứ danh dự của ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Gia đình tôi có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu. Tôi lại rất sợ tăng cân, béo phì. Nếu như vậy, tôi có nên kiêng hẳn dầu ăn? (Lê Thị Hồng Mai, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm: Bạn chỉ cần kiêng các chất béo bão hoà, như mỡ động vật, vốn chứa nhiều cholesterol xấu, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các bệnh về huyết áp, tim mạch. Với dầu thực vật, bạn vẫn có thể dùng bởi đa số dầu thực vật chứa chất béo không bão hoà, không gây tăng cholesterol. Có một số loại dầu thực vật lại tốt cho sức khoẻ tim mạch, giúp chống ô xy hoá như dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương hoặc loại dầu kết hợp cả 3 thành phần này như Neptune Gold.
Không nên kiêng dầu thực vật, bởi nhiều vitamin chỉ tan trong dầu như A, E, D, K.
Tôi đang nuôi con nhỏ, gia đình chồng tôi quan niệm trẻ em chỉ cần nhiều chất béo từ mỡ động vật nhưng tôi lo mỡ động vật khó tiêu, ngoài chất béo thì không có nhiều dưỡng chất. Hiện nay tôi vẫn nấu cho bé bằng dầu thực vật. Tôi có nên cân đối lại? (Nguyễn Thị Minh Hà – Biên Hoà, Đồng Nai)
Đầu bếp – blogger ẩm thực Phan Anh: Trẻ nhỏ có nhu cầu cao về tiêu thụ chất béo. Trong đó, mỡ động vật là thực phẩm không thể thiếu, nhưng nên sử dụng kết hợp, đan xen với dầu thực vật bởi dầu thực vật chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, E, DHA, omega 3, 6, 9…
Tuy nhiên bạn lưu ý, dầu thực vật trong khẩu phần trẻ nên được dùng dưới dạng trộn, hoặc nấu ở nhiệt độ thấp. Có thể nấu cháo, súp, thịt hầm rồi trộn thêm một muỗng dầu. Khi xào rau củ cho trẻ, nên xào với nước cho chín rồi mới nêm gia vị, trộn chút dầu ăn, đảo đều nhanh tay với lượng nhiệt còn lại. Cách nấu này vừa giúp dầu ăn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng, vừa giúp trẻ hấp thu được dinh dưỡng tốt hơn, ngon miệng hơn.
Gia đình tôi có nhiều nhu cầu khác nhau: Bố mẹ mắc chứng huyết áp cao chỉ ưa dùng dầu đậu nành, bản thân tôi gần đây lại thích dùng dầu hướng dương vì đây là dầu chứa nhiều nhất vitamin E, trong khi con gái tôi lại đang chạy theo phong trào dùng dầu gạo để giữ dáng, dưỡng sáng da nên cháu cũng tìm cách thuyết phục tôi đổi dầu. Ba loại dầu này có thể dùng kết hợp được không? (Hoàng Lan – Q.3, TP.HCM)
BS Lương Lễ Hoàng: Hoạt chất sinh học nào cũng thế, tuy có nhiều mặt mạnh nhưng không thể đơn phương toàn bích. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng nếu muốn đúng nghĩa toàn diện phải đa dạng. Với dầu thực vật cũng vậy, tuy dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu gạo đều có sẵn nhiều ưu điểm, nhưng khéo hơn nhiều vẫn là cách dùng kết hợp cả 3 trong khẩu phần thường ngày.
Cách thức này giúp gia chủ tuy tuổi đời cao nhưng mạch máu vẫn không xơ vữa, chất mỡ trong cơ thể được điều hoà để khi cần có ngay nhưng không thừa, tế bào có tuổi thọ tối ưu nhờ cấu trúc nguyên vẹn trước mũi dùi công kích của chất ô xy hoá tràn ngập trong môi trường ô nhiễm. Ba mũi giáp công bao giờ cũng chắc ăn, gió chiều nào che chiều nấy.
Dạo này, một vài trang mạng đăng thông tin dầu thực vật có khả năng gây ung thư. Gia đình tôi vẫn sử dụng dầu thực vật từ xưa đến nay nên tôi khá hoang mang… (Võ Minh Thái – Q.4, TP.HCM)
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm: Khả năng gây ung thư của dầu thực vật chỉ xảy ra trong trường hợp mua dầu không nhãn mác, không nguồn gốc, dùng dầu cũ hoặc do cách dùng sai như chiên lửa quá to (trên 200 độ C), chiên đi chiên lại nhiều lần. Việc bảo quản dầu không đúng cách, để dầu nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp, nơi nhiệt độ cao hoặc không đậy kín cũng khiến chất lượng dầu bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nếu cẩn thận, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại dầu có khả năng chịu nhiệt cao như dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương hoặc dầu kết hợp 3 thành phần trên để đảm bảo thức ăn khi chiên xào không bị cháy khét, an toàn cho sức khoẻ.
Đặng Bình