23/12/2024

Gần 1.000 học sinh cấp II học ké trường cấp I

Do chưa có kinh phí để xây dựng cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất nên gần một năm nay, 957 học sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (xã Quảng Sơn, 
huyện Đắk Glong, Đắk Nông) phải học ké ở phân hiệu 2 Trường tiểu học Quảng Sơn.

 

Gần 1.000 học sinh cấp II học ké trường cấp I

 

 

Do chưa có kinh phí để xây dựng cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất nên gần một năm nay, 957 học sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (xã Quảng Sơn, 
huyện Đắk Glong, Đắk Nông) phải học ké ở phân hiệu 2 Trường tiểu học Quảng Sơn.

 

 

 

 

Gần 1.000 học sinh cấp II học ké trường cấp I
Bàn ghế không đúng kích cỡ nên học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập – Ảnh: Thái Thịnh

Do học ké nên cổng trường là THCS Hoàng Văn Thụ nhưng bên trong toàn bộ cơ sở vật chất là dành cho học sinh tiểu học. Tiêu chuẩn phòng học bậc THCS được thiết kế tối đa 45 học sinh/lớp thì phòng học tại đây thiết kế chỉ đủ cho 35 học sinh/lớp.

Đi mượn từ cái bàn, 
cái trống

“Diện tích lớp học nhỏ, học sinh của trường lại đông nên phòng học rất chật chội. Sĩ số có khi lên tới 50 em/lớp. Bàn học nhỏ, ngồi đông nên việc học tập của các em gặp nhiều khó khăn. Bảng được thiết kế kẻ từng ô vuông chủ yếu cho học sinh tiểu học tập viết nên khi giáo viên muốn truyền đạt kiến thức cho học sinh cũng bị hạn chế” – một giáo viên nói.

Ngoài ra, giáo viên ở trường cũng cho biết học sinh THCS đang ở độ tuổi phát triển toàn diện, bàn ghế không đúng kích cỡ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như thể trạng của học sinh.

Thầy Lê Xuân Hùng – hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Văn Thụ – cho biết trường có 957 học sinh, cơ sở vật chất gần như không có, phải đi mượn các trường, doanh nghiệp trên địa bàn từ cái trống trường tới bàn ghế học sinh.

“Để học sinh có chỗ học tạm thời, hiện chúng tôi đang mượn của Trường tiểu học Quảng Sơn tám phòng học và sáu phòng học của Trường THPT Lê Duẩn. 
Việc học của các em cũng phải sắp xếp cho phù hợp với số phòng, buổi sáng khối 6-8 và buổi chiều là khối 7-9, không có chỗ để học thêm” – thầy Hùng nói.

Cũng theo thầy Hùng, không chỉ riêng học sinh phải học ké mà ngay cả phòng làm việc của ban giám hiệu nhà trường cũng chưa có, đang phải mượn của Trường THPT 
Lê Duẩn.

Số lượng học sinh 
tăng quá nhanh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Minh Tuấn, phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đắk GLong, cho biết năm 2012 do học sinh còn ít nên Trường THCS Hoàng Văn Thụ được sáp nhập với Trường THPT Lê Duẩn. Tháng 6-2015, sĩ số học sinh quá tải, Trường THPT Lê Duẩn không đáp ứng nổi nên Sở 
GD-ĐT tỉnh Đắk Nông đã có quyết định tách hai trường này ra để thuận lợi quản lý.

Về vấn đề học sinh thiếu lớp học, ông Tuấn giải thích rằng đây là thực trạng chung của nhiều trường trên toàn huyện Đắk Glong, không phải riêng ở Trường THCS Hoàng Văn Thụ.

Theo ông Tuấn, do lượng người di cư đến huyện ngày một đông kéo theo số lượng học sinh tăng nhanh nên việc xây dựng trường học chưa đáp ứng kịp. Năm 2005, toàn huyện có 13 trường học thì đến nay đã lên tới 40 trường.

“Trước khi sáp nhập thì cơ sở chính của Trường THCS Hoàng Văn Thụ là ở Trường tiểu học Quảng Sơn. Sắp tới khi có đủ kinh phí, phòng dự định sẽ xây thêm tám phòng học ở Trường THCS Hoàng Văn Thụ và tiến hành chuyển đổi hai trường 
này cho nhau để học sinh có chỗ học tập ổn định” – ông Tuấn cho biết thêm.

THÁI THỊNH