23/12/2024

Người Sài Gòn kêu cứu vì sợ… sập cầu

Sau vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh (Đồng Nai), lo sợ về những cây cầu sắt có nguy cơ sập, người dân làm đơn kêu cứu đến lãnh đạo TP.HCM.

 

Người Sài Gòn kêu cứu vì sợ… sập cầu

 

Sau vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh (Đồng Nai), lo sợ về những cây cầu sắt có nguy cơ sập, người dân làm đơn kêu cứu đến lãnh đạo TP.HCM.





Cây cầu sắt yếu ớt dọc theo đường Lê Văn Lương, H.Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: Đình Sơn

 

Cây cầu sắt yếu ớt dọc theo đường Lê Văn Lương, H.Nhà Bè, TP.HCM – Ảnh: Đình Sơn


Dọc tuyến đường Lê Văn Lương chạy qua địa bàn H.Nhà Bè, TP.HCM và nối đến tỉnh Long An với chiều dài chưa đến 8 km nhưng có đến 4 cây cầu thuộc hàng “kỷ lục” cầu yếu. Những cây cầu này chỉ đủ rộng để lọt khoảng 3 chiếc xe máy đi qua, có cầu được cắm bảng hạn chế tải trọng dưới 1 tấn.

 
 
 

 
 

 

VIDEO: Những cây cầu sắt người Sài Gòn lo sợ mỗi lần đi qua
 

Chính vì vậy, hầu như chỉ có xe máy lưu thông qua được, xe ô tô, đặc biệt là xe tải thì “bó tay”. Nhiều người dân sống ở khu vực này ngao ngán nhận xét, giữa một TP lớn bậc nhất VN mà vẫn tồn tại những cây cầu sắt như thế là không thể chấp nhận được vì nó thua cả ở vùng quê, từ đó làm cản trở sự giao thương, phát triển kinh tế.

 
 
Kẹt xe suốt ngày vì cầu yếu
Trên đường Lã Xuân Oai (Q.9) hiện có cầu Tăng Long nằm sát khu công nghệ cao TP.HCM. Bề rộng mặt cầu chỉ đủ một chiếc xe du lịch 4 chỗ hoặc xe tải nhẹ qua lại. Thế nhưng đây lại là tuyến đường gần như “độc đạo” nối trung tâm Q.9, ngã tư Thủ Đức với các phường Long Trường, Trường Thạnh, Long Phước… Đặc biệt, do khu công nghệ cao mới được mở rộng, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên nên lưu lượng xe cộ ngày càng tăng cao.

 


“Sập thì chỉ có nước chết”
Chị Liên ở ấp 3, xã Nhơn Đức, H.Nhà Bè, lo lắng: “Tôi đi qua cầu Rạch Tôm mỗi ngày, không dám chạy xe phải xuống dắt bộ vì cầu quá hẹp sợ xe va quệt phải. Không những vậy, nhìn cây cầu sắt mong manh tôi chỉ sợ sập thì chỉ có nước chết”.
Chị cho biết người dân ở đây đã làm đơn kêu cứu lên Bí thư Thành uỷ TP.HCM, để ông lưu tâm đến việc đầu tư xây dựng mới các cây cầu trên tuyến đường này, giúp việc đi lại được thuận lợi và an toàn hơn. Cũng theo chị Liên, việc tàu, thuyền, sà lan đâm va vào cầu những năm gần đây xảy ra liên tục. Cụ thể, vào khoảng cuối năm 2015, cầu Phước Kiển bị một sà lan chở cát đâm suýt sập. 3 cây cầu sắt còn lại là cầu Rạch Tôm, Rạch Dơi, Long Kiển cũng đứng trước nguy cơ gặp nạn rất cao, bởi thuyền ghe, sà lan qua lại hàng trăm lượt mỗi ngày. Khi thuỷ triều lên cao, nhiều phương tiện thủy chui qua chỉ còn cách mặt cầu khoảng 0,5 m.
Cầu Long Kiển chiều dài 105 m, trọng tải dưới 1 tấn, tuổi thọ đã trên 50 năm nên các thanh chắn sắt trên cầu gỉ sét, bong tróc; mặt cầu lởm chởm, trơn trượt, các trụ cầu xuống cấp nhưng phải gánh hàng nghìn lượt xe mỗi ngày. Mỗi khi có xe lưu thông thì toàn bộ cầu rung bần bật. Ông Trương Hữu Thuận, nhân viên gác cầu, bức xúc: “Cầu yếu chỉ cho xe dưới 1 tấn nhưng nhiều xe quá tải vẫn ngang nhiên qua. Chúng tôi không có chức năng xử phạt nên chặn đầu này thì xe quá tải chạy đầu kia”.
Mặc dù trên 4 cây cầu này luôn có các nhân viên trực của Công ty TNHH MTV công trình cầu phà TP đã kịp thời xử lý các sự cố liên quan cũng như các tai nạn, va quệt xe, ùn tắc giao thông nhưng vào giờ cao điểm sáng và chiều cũng trở nên quá tải, kẹt xe nghiêm trọng và điều đáng nói hơn là gây nguy hiểm cho người dân vì có thể sập bất cứ lúc nào. “Đây cũng là một trong những con đường huyết mạch nối Long An với TP.HCM và nối khu công nghiệp Long Hậu với các khu vực khác nên rất cần TP quan tâm đầu tư xây mới để vực dậy, phát triển nền kinh tế khu vực này”, anh Thành, chủ một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, đề xuất.
23 cầu yếu… nằm chờ
Theo ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở GTVT TP, trong tổng số 30 cây cầu yếu do Sở GTVT quản lý, 3 cầu đã xây mới, nâng cấp; 4 cầu đang xây dựng. Còn lại gồm 17 dự án cầu đang chờ xây dựng, 6 cầu chưa có dự án. Sau sự cố sập cầu Ghềnh, TP.HCM rà soát lại hệ thống thông tin báo hiệu, bổ sung hệ thống chiếu sáng, có lộ trình để thay thế cầu yếu trong giai đoạn 2016 – 2020.
Theo Sở GTVT TP, các cây cầu yếu, tải trọng dưới 8 tấn đang xuống cấp, tập trung ở các quận 2, 8, 9, Bình Tân, Bình Thạnh, H.Cần Giờ… Tại Q.Bình Tân có cầu Tân Kỳ Tân Quý tải trọng tối đa chỉ 5 tấn xuống cấp nặng, dù Sở GTVT đã cắm biển báo nhưng nhiều xe tải trên 5 tấn vẫn bất chấp. Cầu Nhị Thiên Đường (Q.8) cũng trong tình trạng tương tự.
Cầu Giồng Ông Tố trên đường Nguyễn Thị Định (Q.2) cũng đang gồng mình gánh hàng trăm lượt xe tải nối đuôi qua cầu vào cảng Cát Lái mỗi ngày. Theo Sở GTVT, cầu Giồng Ông Tố được xây dựng trước năm 1975 với tải trọng thiết kế 25 tấn nhưng do luôn trong tình trạng quá tải, mố cầu đã xuất hiện một số vết nứt nguy hiểm. Chưa kể, khu vực chân cầu thường xuyên sạt lở. Ngoài cầu yếu, hiện trên địa bàn TP còn có khoảng 200 cây cầu không đảm bảo tĩnh không (giữa mặt nước và mặt cầu thấp hơn 3 m), tập trung chủ yếu trên địa bàn Q.7, Q.Bình Thạnh, H.Bình Chánh, H.Nhà Bè.
Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, những tuyến đường trọng điểm vận tải hàng hoá, nhất là những tuyến đường vào cảng lại hạn chế tải trọng với lý do cầu yếu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải, hoạt động của các cảng và nền kinh tế nói chung. Đây là bất cập rất lớn của hệ thống cầu đường, gây mất an toàn cho vận tải hàng hoá.

Đình Mười – Đình Sơn