23/12/2024

Trong diệt giặc tham nhũng, ngoài diệt giặc ngoại xâm

Chỉ cần làm được hai việc trên, theo các đại biểu Quốc hội, nhân dân sẵn sàng tôn vinh các vị lãnh đạo nhiệm kỳ tới “chứ chẳng cần phải nói và hứa quá nhiều”.

 

Trong diệt giặc tham nhũng, ngoài diệt giặc ngoại xâm

 

Chỉ cần làm được hai việc trên, theo các đại biểu Quốc hội, nhân dân sẵn sàng tôn vinh các vị lãnh đạo nhiệm kỳ tới “chứ chẳng cần phải nói và hứa quá nhiều”.



 


Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) - Ảnh: Ngọc Thắng

 

Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) – Ảnh: Ngọc Thắng


49 ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận “Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2015 và tình hình giai đoạn 2016 – 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016 – 2020” ngày 1.4, theo đánh giá của tân Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân là đầy chất lượng, sâu sắc và tâm huyết.
Tăng trưởng GDP 7,5%/năm “không quá khó khăn”
Đại biểu (ĐB) Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đồng tình với mục tiêu Chính phủ đặt ra cho giai đoạn 2016 – 2020 như tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5 – 7% một năm, GDP theo đầu người vào năm 2020 đạt 3.200 – 3.500 USD… “Tuy nhiên, để GDP tuyệt đối gấp đôi hiện nay, khoảng 400 tỉ USD vào năm 2025 thì tốc độ tăng bình quân hằng năm phải đạt 7,5%”, ông Nam tính toán và tin rằng VN có khả năng để cụ thể hoá mục tiêu này. “Nếu có thể chế kinh tế tốt thì VN tăng trưởng khoảng 7,5% mỗi năm không quá khó khăn, nhờ lực lượng doanh nhân trẻ và năng động, dân số đang trong thời kỳ vàng, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nền chính trị ổn định, hội nhập mở rộng thị trường…”, ông Nam lạc quan. 

 
 
Trong diệt giặc tham nhũng, ngoài diệt giặc ngoại xâm - ảnh 1
Tôi nói điều tâm huyết này với QH khoá 14, chỉ xin các đồng chí hai việc: Với giặc nội xâm làm sao chống cho được tham nhũng; với giặc ngoại xâm làm sao bảo vệ cho được chủ quyền quốc gia. Chỉ cần làm được hai việc đó thì nhân dân đã tôn vinh các đồng chí, còn lại mọi cái khác đều là thứ yếu

Trong diệt giặc tham nhũng, ngoài diệt giặc ngoại xâm - ảnh 2
 
Đại biểu Lê Văn Lai

 


Ông Nam cho rằng một trong những chính sách cần đột phá là phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm chuyển nền kinh tế gia công sang sản xuất. “Đây là yếu tố mang tính sống còn đối với nền kinh tế khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”. Theo phân tích của ông, trong chuỗi giá trị nói trên, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được nhìn nhận dưới 3 công đoạn. Một là nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, làm linh – phụ kiện, chi tiết của sản phẩm. Hai là sản xuất, bao gồm gia công, lắp ráp tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Cuối cùng là công đoạn phân phối, tổ chức bán hàng. Trong những bước nêu trên thì công đoạn một có giá trị gia tăng cao nhất, tiếp đến là công đoạn ba, nhưng nền công nghiệp của nước ta chủ yếu ở công đoạn thứ hai. “Nếu không có chính sách để hướng nền kinh tế vào công đoạn một và ba thì VN chỉ là một công xưởng để gia công cho các tập đoàn đa quốc gia, chứ khó trở thành cứ điểm sản xuất công nghiệp”, ông Nam quả quyết.
Đề nghị thủ tướng tuyên thệ chống tham nhũng
Trong khi đó, một lần nữa vấn nạn tham nhũng được đặt ra như một món nợ. ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) thẳng thắn: “Tôi mong Thủ tướng mới cần có lời tuyên thệ thể hiện quan tâm phòng chống tham nhũng mạnh mẽ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông. Nói cách khác, coi tham nhũng là giặc nội xâm, phải quyết tâm phòng chống như đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc”.
Chất chứa nhiều tâm tư, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) dẫn lại một loạt lời nói, tuyên bố của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước: “Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt khắp nơi khiến ngay cả người đứng đầu Đảng cũng phải đặt câu hỏi “cái gì cũng chạy, chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, vậy ai chạy, chạy ai?”. Chủ tịch nước khi tiếp xúc cử tri cũng phải đau xót nói với cử tri về vấn nạn tham nhũng. Thủ tướng thì đã phát biểu, dù đau đớn cũng phải cắt bỏ ung nhọt tham nhũng”. Khép lại phần phát biểu, ông mong các ĐB khoá tới nhớ lời dặn dò của một vị lão thành cách mạng dành cho mình: “Dân vạn đại quan nhất thời – Người xưa đã dạy xin đừng chớ quên”.
ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) dẫn lại 4 lời dạy của Bác đối với cán bộ phải “cần, kiệm, liêm, chính” và cho rằng một cán bộ sống xa hoa thì khó liêm khiết, không liêm khiết khó chính trực. ĐB này đề nghị: “Mất vài cán bộ có thể đau xót nhưng để làm gương cho nhiều người thì cái giá đó rất đáng làm. Tôi thiết nghĩ nên chăng cân nhắc đưa phương châm này từ trên xuống, từ trong ra ngoài để làm kim chỉ nam cho đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống lãng phí trong nhiệm kỳ tiếp theo”.
Chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thì cho rằng, tình hình Biển Đông đang đe dọa nghiêm trọng tới hoà bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đất nước đang có ngoại xâm và nội xâm, nghĩa là đang bị xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm bằng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm; sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đang bị đe doạ và thách thức nghiêm trọng.
ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) cũng cho rằng báo cáo của Chính phủ khẳng định trong nhiệm kỳ vừa qua “Tình hình Biển Đông vẫn được đảm bảo, an ninh và chủ quyền quốc gia được giữ vững” là chưa phản ánh đúng thực tế. “Người ta biến đảo ngầm thành đảo nổi, người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép dân cướp bóc, giết chóc. Người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như sắp lập vùng nhận dạng phòng không, dùng hàng chục chuyến bay xâm phạm vùng kiểm soát. Tôi cố gắng ép suy nghĩ của mình để đồng thuận với đánh giá ở báo cáo đảm bảo chủ quyền quốc gia nhưng nói thật tôi ép không nổi”, ĐB Lai trăn trở. Theo ông, tất cả những hành vi đó không còn cụm từ gì khác hơn là “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia”.
“Tôi nói điều tâm huyết này với QH khóa 14, chỉ xin các đồng chí hai việc: Với giặc nội xâm làm sao chống cho được tham nhũng; với giặc ngoại xâm làm sao bảo vệ cho được chủ quyền quốc gia. Chỉ cần làm được hai việc đó thì nhân dân đã tôn vinh các đồng chí, còn lại mọi cái khác đều là thứ yếu”, ĐB Lai nói.
“Ăn rồi phó mặc số phận”
Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức rất báo động, “vấn nạn” này đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: Không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy. Bà Nga đề nghị cần phải nâng chế tài xử lý tội phạm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, sửa luật hình sự nâng mức phạt lên 500 triệu đồng và phạt tù 20 năm. Bà Nga cũng đề nghị ngay tại đầu kỳ họp QH khoá 14, QH cần giám sát tối cao về chuyên đề này.


 

Anh Vũ – Trường Sơn