Đại hội Âu châu kỳ 3 về Tông đồ Lòng Thương Xót
ROMA – Chiều 31-3-2016, Đại hội Âu châu kỳ 3 về Tông đồ Lòng Thương Xót đã khai diễn tại Roma và kéo dài cho đến Chúa Nhật 3-4 tới đây. Đại hội tiến dành dưới sự phối hợp của ĐHY Christoph Schoenborn, OP, TGM Giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, và Cha Patrice Chocholsko, Giám đốc Đền thánh Gioan Maria Vianney, ở Ars bên Pháp. Hai vị là Chủ tịch và Tổng Thư ký các Hội nghị Thế giới về Tông đồ Lòng Thương Xót.
Đại hội Âu châu kỳ 3 về Tông đồ Lòng Thương Xót
ROMA – Chiều 31-3-2016, Đại hội Âu châu kỳ 3 về Tông đồ Lòng Thương Xót đã khai diễn tại Roma và kéo dài cho đến Chúa Nhật 3-4 tới đây.
Đại hội tiến dành dưới sự phối hợp của ĐHY Christoph Schoenborn, OP, TGM Giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, và Cha Patrice Chocholsko, Giám đốc Đền thánh Gioan Maria Vianney, ở Ars bên Pháp. Hai vị là Chủ tịch và Tổng Thư ký các Hội nghị Thế giới về Tông đồ Lòng Thương Xót.
Tham dự Đại hội cũng có các đoàn đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, kể cả những người Hồi giáo, đạo Sikh và Phật giáo.
Đại hội diễn ra tại Vương cung Thánh đường Thánh Andrea della Valle, cách Vatican 1 cây số, và có chủ đề là “Lòng thương xót và chính trị tại Âu châu”, với chứng từ về hệ thống các “thị trấn lòng thương xót” trên thế giới. Đặc biệt có một chứng nhân nổi bật được trình bày là vị tôi tớ Chúa Robert Schuman (1886-1963), nguyên là Thủ tướng Pháp và là một trong những người đã khởi xướng Liên hiệp Âu châu và Hội đồng Âu châu.
Cha Joseph Jos, phó thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho vị tôi tớ Chúa này, thuyết trình về đề tài “Robert Schuman và lòng thương xót chính trị tại Âu châu”, một chủ đề rất thời sự hiện nay, giữa lúc Âu châu đang phải giải quyết vấn đề di dân và tị nạn.
ĐHY Schoenborn nói: “Nguy cơ hiện nay là mỗi nước co cụm vào những ranh giới của mình, và những hàng rào, những bức tường được tái lập. Âu châu đang sống trong thời điểm khó khăn và Giáo Hội có thể góp phần giữa cho đại lục này được thống nhất. Tình bác ái có thể lướt thắng sợ hãi và những trào lưu mới quốc gia chủ nghĩa mà người ta tưởng là những điều đã thuộc về quá khứ.”
Trong Đại hội cũng có một bài Lectio Divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, với chủ đề “Lòng Thương Xót”.
Các tham dự viên sẽ dự buổi canh thức cầu nguyện với ĐTC lúc 6 giờ chiều thứ bảy 2-4-2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô và Thánh lễ ngài chủ sự lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật tới đây, 3-4, lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Trong số các nhóm tín hữu tham dự đặc biệt có 500 thành viên của Phong trào “Huynh đoàn Tông đồ Lòng Chúa Thương Xót”. Phong trào này được thành lập cách đây 20 năm do một thiếu niên 13 tuổi, nay là Linh mục Pasqualino di Dio, thuộc Giáo phận Piađđa Armerina. Các thành viên Phong trào này sống ơn gọi Bí tích Rửa Tội, phục vụ Giáo Hội, làm chứng cho mọi người về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hằng sống qua thái độ tín thác đối với Thiên Chúa và từ bi đối với tha nhân.
Hiện nay tại Italia, Phòng trào này khởi xướng và duy trì nhiều hoạt động từ thiện bác ái, trợ giúp người nghèo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Các Đại hội Thế giới về Lòng Thương Xót đã được khởi xướng sau khi ĐTC Gioan Phaolô II qua đời năm 2005, người đã thành lập Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót . Đại hội đầu tiên tiến hành tại Roma năm 2008, rồi tại Cracovia năm 2011, tiếp đến là Bogotà Colombia năm 2014. Đại hội lần tới đây sẽ tiến hành tại Manila của Philippines vào tháng giêng năm 2017. (RG Fr. 30-3-2016)
Đại hội tiến dành dưới sự phối hợp của ĐHY Christoph Schoenborn, OP, TGM Giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, và Cha Patrice Chocholsko, Giám đốc Đền thánh Gioan Maria Vianney, ở Ars bên Pháp. Hai vị là Chủ tịch và Tổng Thư ký các Hội nghị Thế giới về Tông đồ Lòng Thương Xót.
Tham dự Đại hội cũng có các đoàn đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, kể cả những người Hồi giáo, đạo Sikh và Phật giáo.
Đại hội diễn ra tại Vương cung Thánh đường Thánh Andrea della Valle, cách Vatican 1 cây số, và có chủ đề là “Lòng thương xót và chính trị tại Âu châu”, với chứng từ về hệ thống các “thị trấn lòng thương xót” trên thế giới. Đặc biệt có một chứng nhân nổi bật được trình bày là vị tôi tớ Chúa Robert Schuman (1886-1963), nguyên là Thủ tướng Pháp và là một trong những người đã khởi xướng Liên hiệp Âu châu và Hội đồng Âu châu.
Cha Joseph Jos, phó thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho vị tôi tớ Chúa này, thuyết trình về đề tài “Robert Schuman và lòng thương xót chính trị tại Âu châu”, một chủ đề rất thời sự hiện nay, giữa lúc Âu châu đang phải giải quyết vấn đề di dân và tị nạn.
ĐHY Schoenborn nói: “Nguy cơ hiện nay là mỗi nước co cụm vào những ranh giới của mình, và những hàng rào, những bức tường được tái lập. Âu châu đang sống trong thời điểm khó khăn và Giáo Hội có thể góp phần giữa cho đại lục này được thống nhất. Tình bác ái có thể lướt thắng sợ hãi và những trào lưu mới quốc gia chủ nghĩa mà người ta tưởng là những điều đã thuộc về quá khứ.”
Trong Đại hội cũng có một bài Lectio Divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, với chủ đề “Lòng Thương Xót”.
Các tham dự viên sẽ dự buổi canh thức cầu nguyện với ĐTC lúc 6 giờ chiều thứ bảy 2-4-2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô và Thánh lễ ngài chủ sự lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật tới đây, 3-4, lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Trong số các nhóm tín hữu tham dự đặc biệt có 500 thành viên của Phong trào “Huynh đoàn Tông đồ Lòng Chúa Thương Xót”. Phong trào này được thành lập cách đây 20 năm do một thiếu niên 13 tuổi, nay là Linh mục Pasqualino di Dio, thuộc Giáo phận Piađđa Armerina. Các thành viên Phong trào này sống ơn gọi Bí tích Rửa Tội, phục vụ Giáo Hội, làm chứng cho mọi người về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hằng sống qua thái độ tín thác đối với Thiên Chúa và từ bi đối với tha nhân.
Hiện nay tại Italia, Phòng trào này khởi xướng và duy trì nhiều hoạt động từ thiện bác ái, trợ giúp người nghèo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Các Đại hội Thế giới về Lòng Thương Xót đã được khởi xướng sau khi ĐTC Gioan Phaolô II qua đời năm 2005, người đã thành lập Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót . Đại hội đầu tiên tiến hành tại Roma năm 2008, rồi tại Cracovia năm 2011, tiếp đến là Bogotà Colombia năm 2014. Đại hội lần tới đây sẽ tiến hành tại Manila của Philippines vào tháng giêng năm 2017. (RG Fr. 30-3-2016)
G. Trần Đức Anh OP