Cử tri sẽ là trọng tài
Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng đã nêu ý kiến như trên khi trả lời báo Tuổi Trẻ xung quanh vấn đề tính chuyên nghiệp cần có ở các ứng cử viên. Ông Đỗ Mạnh Hùng nói:
LỰA CHỌN CHÍNH KHÁCH CHUYÊN NGHIỆP:
Cử tri sẽ là trọng tài
Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng đã nêu ý kiến như trên khi trả lời báo Tuổi Trẻ xung quanh vấn đề tính chuyên nghiệp cần có ở các ứng cử viên. Ông Đỗ Mạnh Hùng nói:
Ảnh: Việt Dũng |
“Ứng cử viên phải biết lắng nghe và cảm nhận được những đòi hỏi từ thực tiễn, những yêu cầu, nguyện vọng của cử tri để từ đó xây dựng chương trình hành động của mình |
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng |
– Cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp đang bước vào giai đoạn quan trọng, chúng ta đã đi qua hiệp thương lần 1, hiệp thương lần 2, đang chuẩn bị cho hiệp thương lần 3 và hình thành danh sách ứng cử viên chính thức.
Tiếp đó, các ứng cử viên báo cáo chương trình hành động hay còn gọi là vận động bầu cử với các cử tri.
Thông qua vận động bầu cử, các ứng cử viên sẽ có cơ hội tiếp cận người dân, trình bày những suy nghĩ, dự định của mình khi tham gia ứng cử. Mỗi ứng cử viên phải tự mình xây dựng chương trình hành động theo đúng quy định pháp luật, và điều quan trọng là làm sao cho đó là một chương trình hành động thiết thực, thể hiện tâm huyết, tình cảm của mình.
Đây sẽ là giai đoạn rất quan trọng, ở chỗ các cử tri quan tâm và có những đánh giá khách quan, chính xác, để rồi trên cơ sở đó lựa chọn ra những đại biểu ưu tú tham gia Quốc hội và HĐND các cấp, thật sự đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng và ý chí của người dân.
* Đại biểu Quốc hội là chính khách, tính chuyên nghiệp rất quan trọng. Vừa qua nhiều ứng cử viên, cả những người được đề cử cũng như tự ứng cử, đã thể hiện tính chuyên nghiệp trong chương trình hành động, nhưng cũng có ứng cử viên tạo dư luận là ứng cử cho vui. Ông nghĩ sao?
– Chương trình hành động là do tự mỗi ứng cử viên xây dựng và báo cáo với cử tri. Qua đó cử tri sẽ là người trọng tài, quyết định bầu hay không bầu một ứng cử viên nào đó.
Theo tôi, chương trình hành động của ứng cử viên phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của người đại biểu nhân dân đã được pháp luật quy định. Bởi vì khi một người dự kiến ứng cử vào Quốc hội và HĐND thì phải thể hiện tính chuyên nghiệp của mình, phải tìm hiểu, phải nắm chắc quy định pháp luật về chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu.
Bên cạnh đó, ứng cử viên phải biết lắng nghe và cảm nhận được những đòi hỏi từ thực tiễn, những yêu cầu, nguyện vọng của cử tri để từ đó xây dựng chương trình hành động của mình.
* Như ông nói, cử tri sẽ là người trọng tài đánh giá chương trình hành động của các ứng cử viên. Như vậy ở đây sự quan tâm của cử tri từ khâu vận động bầu cử cho đến đi bỏ phiếu rất quan trọng. Tuy nhiên, đây đó vẫn còn hiện tượng bỏ phiếu hộ, thưa ông?
– Vừa rồi tôi có tham gia đoàn giám sát của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đi giám sát về việc triển khai tổ chức thực hiện bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp ở một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Ở mỗi địa phương, chúng tôi đều nêu vấn đề này. Trên thực tế chúng ta đều thấy là nơi này, nơi khác có tình trạng một người đi bầu cho cả nhà, hoặc một nhà đi bầu cho nhiều nhà. Đây là một thực tế mà chúng ta cần có giải pháp, làm sao cho các cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình một cách chủ động.
Chúng tôi đã kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề nêu trên. Đầu tiên là tăng cường thông tin về bầu cử, về trách nhiệm của cử tri, đấy cũng chính là bảo đảm quyền lợi sau này cho các cử tri.
Đối với các tổ chức bầu cử thì phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc lập danh sách, theo dõi, quản lý biến động của danh sách cử tri, để kịp thời có những công việc phù hợp với tình hình.
Chúng ta cũng cần phải phát huy hơn nữa vai trò của các đoàn thể như phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… trong việc vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia bầu cử, không chỉ trong ngày bỏ phiếu mà từ các khâu trước đó.
* Hiện nay hàng chục triệu người Việt Nam sử dụng mạng xã hội, nhưng theo luật định thì việc vận động bầu cử được tiến hành bằng hai hình thức là gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Nghĩa là chưa đề cập đến vận động bầu cử thông qua mạng xã hội. Đây là một sự bất cập?
– Việc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bầu cử đã được quan tâm. Trong tổng thể xu hướng đó, việc trao đổi thông tin qua mạng, hay còn được hiểu là vận động bầu cử qua mạng, là điều nên khuyến khích để tăng cường hơn nữa sự giao lưu, trao đổi thông tin giữa ứng cử viên và cử tri.
Tôi nghĩ rằng pháp luật đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử, ví dụ như không được dùng tiền, vật chất để vận động.
Còn những hình thức khác mà pháp luật không cấm, kể cả trao đổi thông tin và những hình thức mà chúng ta có thể hiểu là nhằm giới thiệu rộng rãi về bản thân, về chương trình hành động của mỗi ứng cử viên qua mạng thì tôi nghĩ là tích cực, góp phần làm cho mức độ tham gia của cử tri vào cuộc bầu cử được tốt hơn.
Cử tri LÊ PHÚC YÊN (thạc sĩ Chương trình đào tạo chính sách công Fulbright):
Cử tri không nhớ đại biểu đã hứa gì Thực tế có nhiều đại biểu Quốc hội hoạt động cho đến tận cuối nhiệm kỳ nhưng cử tri đã bầu ra đại biểu đó vẫn không đánh giá được đại biểu đó đã hoàn thành hay chưa hoàn thành lời hứa với cử tri trong nhiệm kỳ. Đơn giản vì khi ứng cử, cử tri ít được nhìn thấy một chương trình hành động, lời hứa nào cụ thể. Việc đưa ra một chương trình hành động chi tiết không chỉ giúp cho cử tri có cơ sở lựa chọn ứng cử viên tốt hơn, mà còn đảm bảo cho sự giám sát của cử tri với ứng cử viên trúng cử trong suốt nhiệm kỳ của mình. Và vì việc đưa ra chương trình hành động ứng cử còn mang tính hình thức, bị nhiều ràng buộc nên thật khó để hỏi một cử tri xem họ còn nhớ đại biểu Quốc hội do mình bầu lên trong lần bầu cử trước đã hứa và thực hiện lời hứa khi trúng cử thế nào. Việc các ứng cử viên được giới thiệu ứng cử chỉ đưa ra chương trình hành động sau khi hiệp thương vòng ba và đã được lựa chọn chính thức không chỉ làm hạn chế đi tính quyết liệt, minh bạch của việc ứng cử, tranh cử mà suy rộng ra đó cũng là một hạn chế. Bởi lẽ trong số những ứng cử viên được giới thiệu, chắc chắn cũng có những người có chương trình hành động mạnh mẽ, cụ thể, tuy nhiên họ chưa có điều kiện để bộc lộ chương trình đó ngay từ các vòng hiệp thương. quan tâm của người dân đến việc ứng cử, bầu cử ngày càng nhiều hơn, việc thay đổi các thể lệ cho hợp lý với nguyện vọng của đa số người dân là rất cần thiết. |