26/12/2024

Vụ cho nghỉ toàn bộ giảng viên: Phải tuân thủ pháp luật

Vụ “ĐH Hùng Vương cho nghỉ toàn bộ giảng viên”, nhiều chuyên gia đã có cùng quan điểm như trên.

 

Vụ cho nghỉ toàn bộ giảng viên: Phải tuân thủ pháp luật

 

 

Vụ “ĐH Hùng Vương cho nghỉ toàn bộ giảng viên”, nhiều chuyên gia đã có cùng quan điểm như trên. 

 

 

 

 

Vụ cho nghỉ toàn bộ giảng viên: Phải tuân thủ pháp luật
82 quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ, nhân viên và giảng viên của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM do ông Đặng Thành Tâm ký – Ảnh: Trần Huỳnh

* Luật sư Nguyễn Văn Hậu (phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM):

Cần xem xét quyền hạn chủ tịch HĐQT nhà trường

Theo quy định tại điều 44 Bộ luật lao động 2012 và điều 13 nghị định 05 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động: trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở… Vì vậy, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có quyền thoả thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 điều 36, hoặc theo điều 44 Bộ luật lao động 2012.

Theo quyết định số 2381 của Bộ GD-ĐT về công nhận thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM thì nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là năm năm kể từ ngày 14-6-2010. Ông Đặng Thành Tâm cũng được công nhận là chủ tịch 
HĐQT kể từ ngày này.

Luật doanh nghiệp 2005 quy định sau khi hết nhiệm kỳ, HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản công việc.

Ngày 16-3-2015, HĐQT Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM gửi tờ trình đến UBND TP.HCM đề nghị công nhận hiệu trưởng của nhà trường đối với ông Bế Nhật Dục nhưng không được công nhận, vì cuộc họp HĐQT chưa đủ tỉ lệ biểu quyết theo quy định. Do đó, ông Đặng Thành Tâm vẫn tiếp tục là chủ tịch HĐQT của trường này.

Tuy nhiên, xét về việc ông Đặng Thành Tâm có thẩm quyền đại diện cho Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM để chấm dứt hợp đồng lao động hay không thì cần phải xem xét nhiệm vụ, quyền hạn HĐQT, chủ tịch HĐQT được quy định trong điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Nếu điều lệ, quy chế và Luật giáo dục ĐH 2012 không có quy định về điều trên thì áp dụng quy định của pháp luật doanh nghiệp, ông Tâm có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người mà HĐQT bổ nhiệm hoặc thuê, ký hợp đồng lao động.

Nếu những người này không do HĐQT thuê, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động thì phải do người đại diện theo pháp luật của nhà trường thỏa thuận, ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp ông Tâm nhận được ủy quyền hợp pháp từ người đại diện theo pháp luật).

Việc chấm dứt hợp đồng lao động phải đảm bảo các chế độ, quyền lợi hợp pháp của người lao động. Nếu ông Tâm không thực hiện đúng các quy định trên sẽ là vi phạm.

* TS Kiều Xuân Hùng (thành viên HĐQT, phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM):

Nhiều băn khoăn

Việc Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cho toàn bộ cán bộ, giảng viên nghỉ là chuyện chưa từng có tiền lệ. Theo tôi, mọi việc cần phải thực hiện theo đúng pháp luật.

Hiện tại trường này chưa chấm dứt hoạt động giáo dục mà làm như vậy tôi cũng thấy băn khoăn. Dù gì thì việc này phải được giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi của cán bộ, giảng viên, sinh viên.

Đối với một trường tư thục, nếu như không có sự tôn trọng người lao động, không đảm bảo được quyền lợi của họ thì sự tồn tại của trường gần như không thể. Để nhà trường tồn tại và phát triển được, ngoài vấn đề pháp luật, nhà đầu tư cần phải có tâm với người lao động, với cán bộ giảng viên.

* TS Bùi Trân Phượng (hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen):

Nhầm lẫn giữa Luật doanh nghiệp và Luật giáo dục ĐH

Sự việc đang xảy ra tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM thật đáng bức xúc. ĐH Hùng Vương chỉ là một trường hợp điển hình chứ hoàn toàn không phải là trường hợp cá biệt. Ông thư ký HĐQT ĐH Hùng Vương cho rằng: “Ở trường tư, cổ đông mới là người có toàn quyền trong mọi việc”.

Hiện nay không chỉ ĐH Hùng Vương mà rất nhiều nơi người ta quan niệm cổ đông của nhà trường là chủ sở hữu của nhà trường. Việc này theo tôi là không đúng luật pháp.

Không có luật nào của giáo dục quy định như vậy.

Ngược lại, trong tất cả các văn bản của Luật giáo dục cho đến văn bản gần đây nhất là điều lệ của trường ĐH, vẫn quy định hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến đối với HĐQT và báo cáo cấp trên trực tiếp của mình (nghĩa là đối với tập thể HĐQT chứ không riêng gì chủ tịch HĐQT).

Cơ sở giáo dục không phải là một doanh nghiệp. Cấp trên trực tiếp của hiệu trưởng là Bộ GD-ĐT hay UBND TP, hoặc cơ quan chính quyền có trách nhiệm chứ 
không phải cổ đông.

Tôi đồng ý với tất cả phát biểu của đồng nghiệp ở Trường ĐH Hùng Vương khi cho rằng đang có sự nhầm lẫn giữa Luật lao động và Luật giáo dục ĐH. Khoản 6, điều 55 Luật giáo dục ĐH nêu rõ nhiệm vụ và quyền của giảng viên: giảng viên có quyền tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục ĐH, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và công tác khác.

Điều này nhất quán với quy định của điều lệ trường ĐH, là trường ĐH không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội cổ đông mà tổ chức 
đại hội toàn trường.

Trong đại hội toàn trường, giảng viên, nghiên cứu viên có quyền biểu quyết ngang với thành viên góp vốn. Đó là đối nhân không đối vốn, bất kể là người đó có bao nhiêu tiền đóng góp.

Luật pháp rất nhất quán về mặt giáo dục, chứ không coi giảng viên của một trường ĐH là người lao động chỉ đi làm thuê ăn lương. Xin lưu ý thêm, trong Luật giáo dục ĐH hiện nay không sử dụng từ cổ đông nữa mà đã sử dụng từ thành viên góp vốn.

TRẦN HUỲNH thực hiện