26/12/2024

Mở cửa Cam Ranh

Sau hai năm xây dựng, sáng 8.3, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ khai trương Cảng quốc tế Cam Ranh.

 

Mở cửa Cam Ranh

 

Sau hai năm xây dựng, sáng 8.3, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ khai trương Cảng quốc tế Cam Ranh.





Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi lực lượng hải quân làm nhiệm vụ tại Cảng quốc tế Cam Ranh - Ảnh: Trần Đăng

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi lực lượng hải quân làm nhiệm vụ tại Cảng quốc tế Cam Ranh – Ảnh: Trần Đăng


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN, cùng lãnh đạo Quân chủng Hải quân đã tham dự lễ và cắt băng khai trương. 

 
 
Mở cửa Cam Ranh - ảnh 1
Phải tuyên truyền sâu rộng về Cảng quốc tế Cam Ranh đến bạn bè quốc tế, thu hút các hãng tàu lớn trên thế giới đưa tàu (cả dân sự và quân sự) đến bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm ở cảng biển này

Mở cửa Cam Ranh - ảnh 2
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

 


Căn cứ quân sự Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía đông – nam VN. Với vị trí địa lý nằm trong vịnh Bình Ba kín gió, vùng nước rộng, độ sâu ổn định trên 20 m nước, khu vực ít chịu ảnh hưởng của giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200 m nước.
Dù có nhiều ưu thế về địa lý, song vịnh Cam Ranh lâu nay chỉ sử dụng vào mục đích quân sự. Thực hiện chủ trương về sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế, Công ty TNHH Tân Cảng – Petro Cam Ranh (TCP Cam Ranh) đã được chính thức thành lập với tổng vốn đầu tư là 2.000 tỉ đồng, trong đó Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) góp 1.500 tỉ đồng (chiếm 75%) và Tập đoàn dầu khí VN góp 500 tỉ đồng (chiếm 25%). Ngày 13.9.2014, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải; sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại căn cứ quân sự Cam Ranh, giao TCP Cam Ranh làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Cảng quốc tế Cam Ranh với nhiệm vụ: Đón tiếp các loại tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại căn cứ quân sự Cam Ranh; tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế, góp phần nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định.
Tàu trọng tải lớn cập Cảng quốc tế Cam Ranh

Tàu trọng tải lớn cập Cảng quốc tế Cam Ranh


Như vậy, tại căn cứ quân sự Cam Ranh hiện nay, bên cạnh cảng quân sự chỉ phục vụ cho các hoạt động của quân đội, giờ có thêm một cảng biển nữa làm nhiệm vụ kết hợp phục vụ quốc phòng với phát triển kinh tế. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong các cảng lớn nhất của VN tính theo chiều dài bến cập tàu với tải trọng tàu tối đa đến 110.000 DWT, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại VN thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8. 

 
 
Trong năm 2016, Cảng quốc tế Cam Ranh tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: Cung ứng dịch vụ hàng hải cho tàu quân sự, tàu du lịch; sửa chữa đầu bến và cung cấp dịch vụ du lịch cho thuỷ thủ đoàn và du khách.

 


Cảng được chia làm 2 nhóm công trình là nhóm công trình thuỷ công và nhóm công trình trên bờ. Trong đó, nhóm công trình thuỷ công gồm hệ thống các cầu cảng được bố trí theo phương án bến nhô, cập tàu hai phía để tăng cường năng lực đón tiếp tàu; nhóm công trình trên bờ gồm hệ thống công trình dịch vụ đón tiếp và điều hành với khu nhà văn phòng, nhà đón tiếp và công trình dịch vụ hậu cần kỹ thuật bao gồm: Tổng kho phân phối hàng hoá có chức năng lưu giữ, cung cấp lương thực, thực phẩm, quân trang, nhu yếu phẩm và các vật tư thiết bị đảm bảo kỹ thuật theo mã vạch phục vụ tàu quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Cần tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện giai đoạn 2 của dự án, đạt được yêu cầu cả về tiến độ và chất lượng để Cảng quốc tế Cam Ranh phải là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu”. Chủ tịch nước cũng yêu cầu cần phải tuyên truyền sâu rộng về Cảng quốc tế Cam Ranh đến bạn bè quốc tế, thu hút các hãng tàu lớn trên thế giới đưa tàu (cả dân sự và quân sự) đến bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm ở cảng biển này.
Với ưu thế vượt trội về vị trí địa lý, Cảng quốc tế Cam Ranh sẽ thành cảng biển nhộn nhịp với đủ các loại tàu trọng tải lớn trong nước và quốc tế trong một tương lai gần.
 

Trần Đăng