Cha mẹ nên đọc sách cùng con trẻ
Theo tiến sĩ Mike Turner (người Úc, giám đốc điều hành Trường CĐ Việt – Mỹ tại TP.HCM, người có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục), vai trò của phụ huynh là cực kỳ quan trọng đối với việc thúc đẩy đam mê đọc sách ở con trẻ.
Cha mẹ nên đọc sách cùng con trẻ
Theo tiến sĩ Mike Turner (người Úc, giám đốc điều hành Trường CĐ Việt – Mỹ tại TP.HCM, người có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục), vai trò của phụ huynh là cực kỳ quan trọng đối với việc thúc đẩy đam mê đọc sách ở con trẻ.
Chị Thanh Hà (quận Bình Thạnh, TP.HCM) hướng dẫn các con chọn sách, truyện tại đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM – Ảnh: Tự Trung |
Tiến sĩ Mike Turner |
Và đây là những phân tích của tiến sĩ Mike Turner:
Tôi nghĩ việc đọc sách có rất nhiều lợi ích đối với thanh thiếu niên. Bên cạnh kích thích sự phát triển trí óc và sáng tạo, đọc sách còn tạo điều kiện cho người trẻ tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực mà họ yêu thích. ]giúp các bạn trẻ tiếp cận nhiều kiến thức mới hoặc tìm thấy hứng thú ở các lĩnh vực họ chưa từng biết đến.
Theo kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy những trẻ em được tiếp xúc với sách từ sớm thường biết đi và biết nói sớm hơn những trẻ khác.
Tại Úc, chính phủ khuyến khích trẻ em đọc sách bằng cách mở các thư viện miễn phí ở mỗi vùng, cho phép trẻ đến đọc tại chỗ hoặc mượn tối đa năm quyển sách về nhà đọc trong vòng hai tuần. Các thư viện này chứa đầy sách với nhiều chủ đề và thể loại phù hợp nhu cầu khác nhau của độc giả. Thông qua đó, trẻ em hình thành thói quen đọc sách từ sớm và lớn lên với khả năng này.
Cha mẹ nên hiểu rằng đọc sách cùng con cái chính là cách để đầu tư vào tương lai của chúng |
TS MIKE TURNER |
Rất nhiều trẻ tại Úc làm thẻ thư viện và tự mượn sách về nhà đọc. Tại một đất nước có giá bán sách khá cao, việc mở thư viện miễn phí giúp trẻ em tiếp cận kiến thức dễ dàng mà không tốn tiền. Ngoài ra, tại các trường học chúng tôi cũng thiết kế thư viện cho phép trẻ đọc các sách chúng thích hoặc sách do giáo viên yêu cầu đọc để làm bài tập.
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi thấy rất khó để khuyến khích sinh viên đọc sách hoặc ít nhất là đọc các sách cần cho việc học tập của họ. Phần lớn sinh viên thường lên mạng tìm kiếm thông tin và đối với họ, sách dường như trở thành thứ gì đó thuộc về thời xa xưa.
Không chỉ tại Việt Nam mà tại Úc và nhiều nơi khác trên thế giới, trẻ em thường không chủ động tìm kiếm sách và cũng không muốn đọc. Có một vài trường hợp ngoại lệ như Harry Potter vì quyển này thu hút khá nhiều trẻ đọc.
Tuy nhiên, tôi cũng đã chứng kiến nhiều trẻ mua phim về xem và hoàn toàn không đụng đến sách.
Tôi thường khuyến khích các con mình đọc sách bằng cách dành thời gian đọc cùng chúng, hoặc đọc cho chúng nghe. Không có gì khích lệ bọn trẻ tốt hơn việc tạo điều kiện cho chúng đọc sách cùng cha mẹ.
Tôi thấy có nhiều bậc phụ huynh nói rằng họ quá bận nên không thể dành thời gian đọc sách cùng con cái. Thực chất bản thân họ vẫn có thời gian “ngấu nghiến” một vài quyển sách hay, nhưng lại không quan tâm đến nhu cầu này ở bọn trẻ. Cha mẹ nên hiểu rằng đọc sách cùng con cái chính là cách để đầu tư vào tương lai của chúng. Đây là cách quan trọng để giúp trẻ mở mang kiến thức và tăng khả năng ngôn ngữ.
Là giáo viên, tôi tin đọc sách là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục trẻ. Thầy cô giáo có thể truyền đạt rất nhiều kiến thức tại lớp, nhưng học sinh phải nâng cao tri thức bằng việc tự đọc sách. Bằng cách này, chúng hiểu kiến thức rõ hơn và nhớ lâu hơn để có thể sử dụng về sau.
Những trẻ không đọc sách có thể bị thiếu khả năng tưởng tượng và từ vựng để diễn đạt, từ đó gặp khó khăn trong giao tiếp. Đối với thanh thiếu niên, điều này còn khiến họ bị hạn chế về kiến thức và tư duy.
Khi xem tivi, mắt và tai bạn hoạt động nhiều để xử lý hình ảnh và âm thanh, còn não bộ và khả năng suy nghĩ không được kích hoạt nhiều. Trong khi đó nếu đọc sách, đầu óc bạn buộc phải hoạt động nhiều để tưởng tượng và hình tượng hoá câu chuyện.
Theo tôi, một trong những lý do chính khiến thanh thiếu niên hiện nay không thích đọc sách chính là vì Internet. Mặc dù Internet là công cụ tuyệt vời và có nhiều trang web đọc sách trực tuyến, nhưng trẻ thường có xu hướng ưa thích truy cập mạng xã hội, ví dụ như Facebook. Chúng không hứng thú với việc đọc sách, đồng thời dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố đến từ mạng xã hội.
Để khuyến khích trẻ đọc sách, đầu tiên đừng biến việc này trở thành một nhiệm vụ nặng nề. Hãy để trẻ “muốn” đọc, thay vì “phải” đọc và tự chúng phải thấy hứng thú với đọc sách.
Bắt đầu tập cho trẻ đọc những quyển sách đơn giản, có nhiều hình ảnh, từ ngữ dễ đọc và dễ hiểu. Khi bọn trẻ bắt đầu thấy hứng thú, phụ huynh nên bắt đầu gợi ý cho trẻ đọc những quyển chúng có thể thích.
Tôi cũng khuyên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP.HCM) để chúng quan sát và tìm hiểu tất cả đầu sách ở đó. Hãy để bọn trẻ tham quan từng khu vực và cho chúng chọn lấy quyển sách mình yêu thích. Nếu có những thư viện miễn phí tại TP.HCM, cha mẹ nên đưa trẻ đến.
Nên đưa con đến nhà sách vào mỗi tháng Đây là lời khuyên của anh Eric Asato – người Mỹ, nhân viên tư vấn hướng nghiệp tại trường đại học quốc tế RMIT. Anh Asato nói: “Tôi nghĩ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của trẻ em. Trong đó vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Tôi thấy mình may mắn vì được mẹ đọc sách cho nghe từ khi còn rất nhỏ. Năm lên 3 tuổi, tôi đã tự đọc được vài quyển sách và sau đó còn đọc cho mẹ nghe. Mỗi tháng, mẹ cũng thường dẫn tôi đến thư viện trong khu vực để mượn sách. Tại trường học ở Mỹ, ngoài thư viện, học sinh cũng được khuyến khích đọc sách bằng nhiều cách. Ngay từ khi lên lớp 5, chúng tôi được yêu cầu đọc tiểu sử về một nhân vật bất kỳ, sau đó tự hóa trang, kể lại câu chuyện rồi cha mẹ sẽ đoán xem nhân vật đó là ai. Năm tôi học lớp 11, học sinh phải dành 30 phút vào giữa mỗi buổi sáng để đọc sách. Vì vậy, hầu như mỗi người đều mang bên mình một quyển sách ưa thích để đọc. Các bậc phụ huynh nên đưa con đến nhà sách vào mỗi tháng. Để tiết kiệm chi phí, có thể dẫn trẻ đến thư viện cho chúng mượn sách. Lần tới, bạn buộc phải quay lại để trả sách và lại có cơ hội mượn thêm sách mới”. |