Hội thảo Khoa học “Bình Định với chữ Quốc Ngữ”
Hội thảo Khoa học “Bình Định với chữ Quốc Ngữ” được tổ chức nhằm khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học tiến trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ.
Hội thảo Khoa học “Bình Định với chữ Quốc Ngữ”
Hội thảo Khoa học “Bình Định với chữ Quốc Ngữ” được tổ chức nhằm khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học tiến trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ, trong đó có vai trò quan trọng của đất và người Bình Định, nơi phôi thai, điểm khởi nguyên hình thành chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu và phát triển, phổ biến chữ Quốc ngữ ở các giai đoạn tiếp theo.
Ban Tổ chức
Gs. Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, làm Trưởng ban tổ chức cùng với TS Ngô Đông Hải, Phó chủ tịch UBND Tỉnh,
Nhà Sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS. Trần Đức Cường, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Nguyễn Công Đức, GS. Hoàng Chương, Ông Nguyễn Văn Dũng đồng Phó Trưởng Ban Tổ chức.
Các cơ quan phối hợp: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc, Viện Sử học Việt Nam, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học Tp. Hồ Chí Minh…
Thời gian: 2 ngày, 12-13/1/2016.
Địa điểm: Khách sạn Hải Âu, số 489 An Dương Vương, Thành Phố Quy Nhơn
Thành phần tham dự:
-Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương
– Đại điện các cơ quan, tổ chức nghiên cứu Trung ương,
-Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Các tỉnh miền Trung-Tây nguyên và các Trường Đại học.
-Thường trực Tỉnh Uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh, Đại học Quy Nhơn, các nhà nghiên cứu của Tỉnh,
– Đại diện Tạp chí Xưa và Nay, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Báo Tuổi Trẻ, cùng các cơ quan Thông tấn, báo chí Trung ương và tỉnh Bình Định.
Các bài tham luận
Tính đến ngày 28/12/2015 đã có 65 nhà nghiên cứu gửi bài tham luận cho Hội thảo này. Về phía Công giáo, chúng tôi ghi nhận có những bài sau đây:
1. Linh Mục Võ Đình Đệ, Quy Nhơn, Vai trò của các thừa sai dòng Tên trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ ở cư sở Nước Mặn, Bình Định.
2. Nữ tu ThS. Bùi Thị Minh Thùy, Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh, Phương ngữ Bình Định trong từ điển Việt-Bồ-La.
3. TS. Trần Quốc Anh, Giáo sư phụ tá, ngành tư tưởng Kitô giáo, Đại học Santa Clara California, Hoa Kỳ, Các giáo sĩ dòng Tên và Công cuộc Latinh hóa Tiếng Việt ở thế kỷ XVII.
4. Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, TP. Hồ Chí Minh, 1. Việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại.
2. Lược sử Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Chúng tôi cầu chúc cho cuộc Hội thảo thành công tốt đẹp và có những bước phát triển mới cho chữ Quốc ngữ, nhất là chỉnh đốn được những điểm thiếu thống nhất trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ trên các sách giáo khoa, các phương tiện truyền thông xã hội như đang xảy ra trong cộng đồng xã hội hiện nay.