Giáo hội tại Thánh Địa trước những mong đợi của người trẻ
Tại Trung Đông, các Kitô hữu trẻ cũng hưởng ứng việc chuẩn bị cho Thượng Hội đồng về người trẻ, sẽ diễn ra tại Roma vào tháng 10-2018, khi tham gia trả lời bản câu hỏi do Toà Thánh Vatican phổ biến trên mạng internet. Chủ đề của Thượng Hội đồng là “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”.
Giáo hội tại Thánh Địa trước những mong đợi của người trẻ
WHĐ (22.12.2017) – Tại Trung Đông, các Kitô hữu trẻ cũng hưởng ứng việc chuẩn bị cho Thượng Hội đồng về người trẻ, sẽ diễn ra tại Roma vào tháng 10-2018, khi tham gia trả lời bản câu hỏi do Toà Thánh Vatican phổ biến trên mạng internet. Chủ đề của Thượng Hội đồng là “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”.
Trong bối cảnh mất an ninh chính trị, thất nghiệp và di cư ra nước ngoài, những Kitô hữu trẻ của Israel, Palestine và Jordan thường nói họ ở xa Giáo hội và lo lắng về một Hồi giáo mang màu sắc chính trị đang mạnh lên.
“Những người trẻ của Thánh Địa muốn có một Giáo hội bớt quan liêu, thương xót hơn, gần gũi hơn với người nghèo, và đáng tin cậy.” Đó là tóm tắt của Đức Giám mục William Shomali, Đại diện Toà Thượng phụ Latinh Jerusalem đặc trách Jordan, về các câu trả lời.
Vị Đại diện Toà Thượng phụ đã tiến hành cuộc phân tích này vào giữa tháng 12 tại Jerusalem, trong Khoá họp của Hội đồng các vị Bản quyền Công giáo tại Thánh Địa (AOCTS).
“Khi đọc xong các câu trả lời – thực sự là khá ít ỏi – và nhất là khi nghe các bạn trẻ trong nhiều cuộc gặp gỡ được tổ chức để chuẩn bị cách riêng cho Thượng Hội đồng”, Đức Giám mục Shomali cho biết ngài nắm bắt được một chủ đề lặp đi lặp lại: sự cần thiết phải có một “chứng từ khả tín” nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo. Những người trẻ ở Thánh Địa đòi hỏi một linh mục phải có khả năng giảng dạy và trả lời những câu hỏi của họ về đời sống và đức tin.
Khủng hoảng niềm tin
Cha Imad Twal hiện đang sống tại Jordan, là cha chính xứ ở Fuheis, một thị trấn nhỏ phía Tây Amman. Vị linh mục Jordan này không ngần ngại nói về “cuộc khủng hoảng niềm tin” của các Kitô hữu trẻ tại Thánh Địa và trong Giáo hội.
“Tôi tin rằng những người trẻ của chúng ta chú tâm đến khía cạnh tinh thần hơn là có lòng đạo thực sự: họ nghĩ đến đức tin cá nhân của mình và mối tương quan của mình với Thiên Chúa, nhưng không có cảm tưởng mình cần đến Giáo hội, mà họ thấy rất xa vời.”
Theo Cha Imad Twal, ngoài những khó khăn kinh tế-xã hội (bất ổn, thất nghiệp) mà họ phải đối mặt và khiến cho họ “hoài nghi”, người Kitô hữu trẻ ở khu vực này cũng đang lo ngại về sự trỗi dậy của một Hồi giáo mang màu sắc chính trị. Cha cảnh báo: “Với Syria và Iraq ở trước cửa nhà chúng tôi, chúng tôi đang sống gần một ngọn núi lửa.”
Trong bản tổng kết những câu trả lời của người trẻ cho bản câu hỏi của Toà Thánh, Đức cha Shomali cũng nói về tình hình đặc biệt này tại Jordan, một quốc gia “bị ảnh hưởng vì những cuộc xung đột ở các nước lân cận nhiều hơn các nước khác”.
Đối với Đức cha, sự kiện người Kitô hữu trẻ đòi hỏi nơi Giáo hội một “giáo huấn sâu xa” trong các câu trả lời cua họ, bắt nguồn từ nhu cầu muốn trở nên mạnh mẽ hơn trước sự trỗi dậy của một Hồi giáo mang màu sắc chính trị.
Đức cha khẳng định: “Tôi không nói về mối đe dọa của Nhà nước Hồi giáo, nhưng với một não trạng cực đoan đang lớn mạnh mà giới trẻ của chúng ta vấp phải khi họ tìm việc làm hoặc đến trường đại học – là nơi rõ ràng Hồi giáo muốn lôi kéo các tín đồ.”
Một thách đố cho Giáo hội
Cộng với những khó khăn này là thực trạng di dân, mà từ nhiều năm nay đã làm cho thiểu số Kitô hữu ở Thánh Địa (2 đến 3% dân số) giảm sút. Cha Imad Twal than phiền rằng “Khi một người trẻ tìm được cách đi khỏi đây, là họ ra đi”, như trước đây một số người trong cộng đồng Fuheis của cha đã di cư sang Hoa Kỳ từ những năm 1960.
Cha Twal nói thêm rằng đây là một thử thách lớn đối với Giáo hội: “Chúng ta phải hiểu những thay đổi này nơi người trẻ và học cách nói bằng ngôn ngữ của họ, đồng thời thích nghi giáo huấn của chúng ta với thực tế hiện nay.”
Sau khi đúc kết các câu trả lời của người trẻ, Đức cha William Shomali còn kể đến những sức mạnh của các Giáo hội địa phương, như nét trẻ trung của hàng giáo sĩ hay lòng nhiệt thành của các tín hữu, cũng như ý thức của họ về tầm quan trọng của mục vụ ơn gọi.
Trong bối cảnh mất an ninh chính trị, thất nghiệp và di cư ra nước ngoài, những Kitô hữu trẻ của Israel, Palestine và Jordan thường nói họ ở xa Giáo hội và lo lắng về một Hồi giáo mang màu sắc chính trị đang mạnh lên.
“Những người trẻ của Thánh Địa muốn có một Giáo hội bớt quan liêu, thương xót hơn, gần gũi hơn với người nghèo, và đáng tin cậy.” Đó là tóm tắt của Đức Giám mục William Shomali, Đại diện Toà Thượng phụ Latinh Jerusalem đặc trách Jordan, về các câu trả lời.
Vị Đại diện Toà Thượng phụ đã tiến hành cuộc phân tích này vào giữa tháng 12 tại Jerusalem, trong Khoá họp của Hội đồng các vị Bản quyền Công giáo tại Thánh Địa (AOCTS).
“Khi đọc xong các câu trả lời – thực sự là khá ít ỏi – và nhất là khi nghe các bạn trẻ trong nhiều cuộc gặp gỡ được tổ chức để chuẩn bị cách riêng cho Thượng Hội đồng”, Đức Giám mục Shomali cho biết ngài nắm bắt được một chủ đề lặp đi lặp lại: sự cần thiết phải có một “chứng từ khả tín” nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo. Những người trẻ ở Thánh Địa đòi hỏi một linh mục phải có khả năng giảng dạy và trả lời những câu hỏi của họ về đời sống và đức tin.
Khủng hoảng niềm tin
Cha Imad Twal hiện đang sống tại Jordan, là cha chính xứ ở Fuheis, một thị trấn nhỏ phía Tây Amman. Vị linh mục Jordan này không ngần ngại nói về “cuộc khủng hoảng niềm tin” của các Kitô hữu trẻ tại Thánh Địa và trong Giáo hội.
“Tôi tin rằng những người trẻ của chúng ta chú tâm đến khía cạnh tinh thần hơn là có lòng đạo thực sự: họ nghĩ đến đức tin cá nhân của mình và mối tương quan của mình với Thiên Chúa, nhưng không có cảm tưởng mình cần đến Giáo hội, mà họ thấy rất xa vời.”
Theo Cha Imad Twal, ngoài những khó khăn kinh tế-xã hội (bất ổn, thất nghiệp) mà họ phải đối mặt và khiến cho họ “hoài nghi”, người Kitô hữu trẻ ở khu vực này cũng đang lo ngại về sự trỗi dậy của một Hồi giáo mang màu sắc chính trị. Cha cảnh báo: “Với Syria và Iraq ở trước cửa nhà chúng tôi, chúng tôi đang sống gần một ngọn núi lửa.”
Trong bản tổng kết những câu trả lời của người trẻ cho bản câu hỏi của Toà Thánh, Đức cha Shomali cũng nói về tình hình đặc biệt này tại Jordan, một quốc gia “bị ảnh hưởng vì những cuộc xung đột ở các nước lân cận nhiều hơn các nước khác”.
Đối với Đức cha, sự kiện người Kitô hữu trẻ đòi hỏi nơi Giáo hội một “giáo huấn sâu xa” trong các câu trả lời cua họ, bắt nguồn từ nhu cầu muốn trở nên mạnh mẽ hơn trước sự trỗi dậy của một Hồi giáo mang màu sắc chính trị.
Đức cha khẳng định: “Tôi không nói về mối đe dọa của Nhà nước Hồi giáo, nhưng với một não trạng cực đoan đang lớn mạnh mà giới trẻ của chúng ta vấp phải khi họ tìm việc làm hoặc đến trường đại học – là nơi rõ ràng Hồi giáo muốn lôi kéo các tín đồ.”
Một thách đố cho Giáo hội
Cộng với những khó khăn này là thực trạng di dân, mà từ nhiều năm nay đã làm cho thiểu số Kitô hữu ở Thánh Địa (2 đến 3% dân số) giảm sút. Cha Imad Twal than phiền rằng “Khi một người trẻ tìm được cách đi khỏi đây, là họ ra đi”, như trước đây một số người trong cộng đồng Fuheis của cha đã di cư sang Hoa Kỳ từ những năm 1960.
Cha Twal nói thêm rằng đây là một thử thách lớn đối với Giáo hội: “Chúng ta phải hiểu những thay đổi này nơi người trẻ và học cách nói bằng ngôn ngữ của họ, đồng thời thích nghi giáo huấn của chúng ta với thực tế hiện nay.”
Sau khi đúc kết các câu trả lời của người trẻ, Đức cha William Shomali còn kể đến những sức mạnh của các Giáo hội địa phương, như nét trẻ trung của hàng giáo sĩ hay lòng nhiệt thành của các tín hữu, cũng như ý thức của họ về tầm quan trọng của mục vụ ơn gọi.
(Theo La Croix)
Minh Đức