28/11/2024

Nguy cơ “đạm giả” ảnh hưởng sức khoẻ

Mới đây, cơ quan chức năng vừa phát hiện thức ăn chăn nuôi “bột dinh dưỡng cao đạm”, “bột cá” chứa cyanuaric acide, dicyandiamide và ammelide sử dụng nuôi cá da trơn, gia súc, gia cầm…

 

Nguy cơ “đạm giả” ảnh hưởng sức khoẻ.

 

 Mới đây, cơ quan chức năng vừa phát hiện thức ăn chăn nuôi “bột dinh dưỡng cao đạm”, “bột cá” chứa cyanuaric acide, dicyandiamide và ammelide sử dụng nuôi cá da trơn, gia súc, gia cầm…

 

 

Nguy cơ “đạm giả”  ảnh hưởng sức khỏe - Ảnh 1.

Sẽ rất nguy hiểm nếu người tiêu dùng ăn phải thịt heo tồn dư thuốc an thần hay đạm giả – Ảnh: HOÀNG LỘC

Đề nghị sớm đưa 3 hóa chất “bột dinh dưỡng cao đạm”, “bột cá” chứa cyanuaric acide, dicyandiamide và ammelide vào danh mục chất cấm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng giống nòi

Ông PHẠM TIẾN DŨNG

 

Các chất này được đưa vào thức ăn chăn nuôi để làm tăng độ đạm nhưng thực chất lại không có tác dụng về dinh dưỡng với vật nuôi, mà điều nguy hại là tồn dư trên động vật và gây các bệnh về thận như sỏi thận, thủng bàng quang… cho động vật và con người dùng sản phẩm có chất này.

Ảnh hưởng của đạm giả

Theo ông Hoàng Thanh Vân – cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các chất kể trên vốn là các dẫn xuất của melamine, khi kiểm nghiệm nó lại giải phóng ra nitơ toàn phần khiến các thiết bị xét nghiệm nhầm đó là đạm, nhưng thực chất đó là đạm giả và không có tác dụng về dinh dưỡng với vật nuôi.

“Thanh tra bộ đã thực hiện rà soát từ giữa năm mới phát hiện được ba cơ sở phân phối loại “bột dinh dưỡng cao đạm” có bổ sung ba loại hóa chất này. Điều khó khăn là các chất này chưa có tên trong danh mục chất cấm sử dụng, chưa có hướng dẫn về nguy cơ với người sử dụng sản phẩm có tồn dư chất này” – ông Vân cho hay.

 

Tuy nhiên theo các thông tin từ Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vật nuôi sử dụng thức ăn chứa các dẫn xuất kể trên sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận như sỏi thận, thủng bàng quang, người sử dụng thực phẩm còn tồn dư (đủ hàm lượng gây bệnh) các chất này cũng có nguy cơ tương tự. 

Hiện cơ quan này đang lấy ý kiến từ các chuyên gia, xem mức độ ảnh hưởng của cyanuaric acide, dicyandiamide và ammelide đến sức khỏe con người và vật nuôi, tình hình sử dụng chất này trên thế giới để sớm có quyết định có hay không đưa ba chất này vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi tại VN.

Chọn thịt cá an toàn bằng cách nào?

Theo ông Nguyễn Lâm Hùng – Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, rất khó có thể phân biệt thịt, cá chứa hay không chứa các chất có nguy cơ gây bệnh thận ở vật nuôi và người, không như hai chất cấm được phát hiện đưa vào thức ăn chăn nuôi trong năm 2016 là chất tạo nạc (làm gia tăng tỉ lệ thịt nạc trong vật nuôi) và vàng O (làm chân, da gia cầm có màu vàng bắt mắt hơn). “Chỉ có thể xét nghiệm mới xác định được có tồn dư đạm giả hay không”- ông Hùng nhận xét.

Theo ông Phạm Tiến Dũng – trưởng phòng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, melamine là chất cấm sử dụng nhưng dẫn xuất của melamine thì chưa có nhiều cơ sở kiểm nghiệm phát hiện được. Qua rà soát, thanh tra cũng phát hiện các sản phẩm chứa đạm giả được đựng trong bao bì tái sử dụng, không nhãn mác rất khó phát hiện.

“Riêng năm 2016 chúng tôi cũng phát hiện gần 10 hóa chất công nghiệp được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, việc này đã bị cấm do hàm lượng kim loại nặng trong hoá chất công nghiệp luôn cao, 50 tấn nguyên liệu vi khoáng vốn là h chất công nghiệp cũng đã được yêu cầu hoàn trả về nơi sản xuất. Nhưng vẫn còn có những chất đang được đưa vào tầm ngắm để rà soát, loại bỏ” – ông Dũng cho biết.

“Chúng tôi đang phối hợp với cơ quan công an tiếp tục làm rõ” – ông Dũng cho biết.

LAN ANH