29/11/2024

Không gian sạch cho cộng đồng

Nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí đang báo động, một nhóm sinh viên đã nghiên cứu mạng lưới cảm biến không dây để quan trắc chất lượng không khí và môi trường dựa trên điện toán đám mây và internet vạn vật.

 

Không gian sạch cho cộng đồng.

Nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí đang báo động, một nhóm sinh viên đã nghiên cứu mạng lưới cảm biến không dây để quan trắc chất lượng không khí và môi trường dựa trên điện toán đám mây và internet vạn vật.




Nhóm tác giả nhận giải thưởng tại cuộc thi Hackathon Bình Dương 2017 /// Ảnh nhân vật cung cấp

Nhóm tác giả nhận giải thưởng tại cuộc thi Hackathon Bình Dương 2017ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP.

Phục vụ thành phố thông minh
Đây cũng là nghiên cứu mà nhóm mong muốn sẽ góp phần xây dựng thành phố thông minh. Nhóm tác giả gồm Trần Quang Tiến, Lý Minh Tài, Hồ Ngọc Khang Minh, Đinh Bửu Sơn, đều học chuyên ngành điện – điện tử viễn thông của Trường ĐH Việt Đức (Bình Dương).
“Mình thấy vấn đề ô nhiễm môi trường rất khó theo dõi. Các công ty, nhà máy ngày đêm xả thải ra không khí và nguồn nước, lén lút gây ô nhiễm môi trường mà không kiểm soát được. Ý tưởng này tụi mình lấy từ các vấn đề cấp bách về môi trường ở các thành phố lớn hiện nay”, Trần Quang Tiến chia sẻ.
Không gian sạch cho cộng đồng - ảnh 1
hiều ý tưởng độc đáo tại cuộc thi Hackathon 2017

Sáng 25.11, tại khuôn viên Trường đại học Quốc tế Miền Đông (Bình Dương) đã diễn ra lễ khai mạc cuộc thi Hackathon Bình Dương 2017. Đây là sân chơi cho những bạn trẻ VN và quốc tế có kiến thức và đam mê lập trình.
Tiến cũng cho biết thêm, nhóm muốn sử dụng những công nghệ hiện nay để đóng góp cho đất nước nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cấp bách, qua đó cung cấp một không gian xanh, sạch, đẹp để hướng tới một thành phố thông minh không ô nhiễm.
Hiện nay sản phẩm của nhóm đã có được cả phần cứng, hạ tầng, các phương thức cảnh báo cho chính quyền, dữ liệu cho nhà khoa học, cũng như ứng dụng dành cho người dân hướng tới xây dựng một thành phố thông minh.
Với nghiên cứu này, nhóm đã giành được giải quán quân tại cuộc thi Hackathon Bình Dương 2017.
Chuyển thông tin đến người dân qua điện thoại
Theo nhóm tác giả, giải pháp này sẽ giúp chính quyền và người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn dữ liệu môi trường ở từng khu vực đặc thù khác nhau, nhằm đưa ra giải pháp hợp lý kịp thời để ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Đồng thời nhóm cũng xây dựng một ứng dụng hướng đến người dân nhằm cập nhật các thông tin từ các điểm quan trắc để đưa ra cảnh báo sớm nhất.
Các điểm quan trắc sẽ được kết nối không dây với cơ sở dữ liệu và gửi thông số môi trường thông qua internet, cơ sở dữ liệu sẽ lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó đưa ra các giải pháp về môi trường, quy hoạch đô thị, nâng cao nhận thức của người dân…
 
 
Không gian sạch cho cộng đồng - ảnh 2
Đây là mô hình mới, nếu gắn được nhiều sẽ tạo thành một bản đồ cho thành phố, giúp ta biết được chỗ nào bị ô nhiễm, phát hiện khu vực nào ô nhiễm hơn để giúp cho người dân phòng tránh khi đi ra đường

Không gian sạch cho cộng đồng - ảnh 3
 
Tiến sĩ Võ Bích Hiển

 

“Những điểm quan trắc có giá thành rẻ và sử dụng công nghệ internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây nhằm giảm tài nguyên phần cứng. Tức thay vì phải sử dụng máy chủ thì mình sử dụng máy chủ trên mây. Có thể tùy biến theo từng đặc thù của từng khu riêng biệt, giá thành đa dạng cho các mục đích khác nhau, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa khi có sự cố ở các điểm quan trắc độc lập. Việc thông báo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền diễn ra ngay lập tức khi có sự cố về môi trường, như ô nhiễm bụi, khí độc, nguy cơ cháy cao…”, Tiến tự hào.

Đánh giá về sản phẩm, tiến sĩ Võ Bích Hiển, giảng viên bộ môn điện – điện tử Trường ĐH Việt Đức, nhìn nhận: “Đây là mô hình mới, nếu gắn được nhiều sẽ tạo thành một bản đồ cho thành phố, giúp ta biết được chỗ nào bị ô nhiễm, phát hiện khu vực nào ô nhiễm hơn để giúp cho người dân phòng tránh khi đi ra đường. Nhất là những người đang bị hen suyễn hay có con nhỏ sẽ biết được nơi nào cường độ ô nhiễm đang cao và sẽ tránh không đi vào khu vực đó ở thời điểm đang bị ô nhiễm. Hiện nay thành phố không có các dữ kiện này cho người dân, nên với sản phẩm này, dữ kiện sẽ được thông báo qua điện thoại thông minh của từng người”.

 

Nữ Vương