28/11/2024

Vì sao trường ĐH từ chối kiểm định trong nước?

Dù được tự do lựa chọn đối tác kiểm định chất lượng nhưng có những trường đại học đã từ chối tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT.

 

Vì sao trường ĐH từ chối kiểm định trong nước?

Dù được tự do lựa chọn đối tác kiểm định chất lượng nhưng có những trường đại học đã từ chối tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT.


 

 

Giờ học ngoại ngữ của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, một trong những trường không muốn thực hiện kiểm định trong nước /// ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Giờ học ngoại ngữ của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, một trong những trường không muốn thực hiện kiểm định trong nướcẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Điều này cũng đặt ra dấu hỏi về uy tín cũng như chất lượng kiểm định trong nước.

Theo Thông tư số 12/2017 của Bộ GD-ĐT quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH, đến hết tháng 6.2018 các trường ĐH phải hoàn tất việc đánh giá và công nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở. Kết quả này là một trong các tiêu chí xem xét hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ, thực hiện phân tầng xếp hạng, giao quyền tự chủ và sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục. Trường tham gia kiểm định nhưng chưa được công nhận sẽ bị hạn chế quyền tự chủ, 3 năm liên tục không đạt chuẩn sẽ bị áp dụng chế tài hạn chế hoặc đình chỉ tuyển sinh. Để thực hiện việc này, Bộ đã cấp phép hoạt động cho 4 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục.

Vì sao trường ĐH từ chối kiểm định trong nước? - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

4 trường ĐH đầu tiên được công nhận kiểm định của quốc tế

Hôm qua, tại Hà Nội, Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục ĐH Pháp HCERES đã trao quyết định công nhận kiểm định cơ sở đào tạo cho 4 trường ĐH của VN, gồm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Xây dựng.

Với quy định này thì việc tham gia kiểm định đã trở thành vấn đề “sống còn” với nhiều trường. Theo cán bộ của một trung tâm kiểm định, hiện cả nước đã có trên 50 trường ĐH chính thức được công nhận đạt chuẩn. Rất nhiều trường đang trong quá trình viết báo cáo, thẩm định, đánh giá. Tuy nhiên cá biệt vẫn có những trường mạnh dạn từ chối không chọn đối tác kiểm định trong nước.

Không tin cách làm của bộ!
Theo một lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường này đang kiểm định theo chuẩn HCERES (Hội đồng quốc
gia giáo dục Pháp) và chuẩn AUN-QA (Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á). Lãnh đạo này cho biết trước đây trường này từng là một trong những đơn vị đăng ký kiểm định trong nước sớm nhất và đã hoàn tất hồ sơ tự đánh giá từ năm 2007. Nhưng đến nay dù đã trải qua 10 năm Bộ vẫn chưa triển khai đánh giá ngoài.
“Từ năm 2015 sau khi được thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, trường đã quyết định chỉ kiểm định nước ngoài theo đúng chủ trương khuyến khích kiểm định quốc tế để hội nhập của Chính phủ”, lãnh đạo này khẳng định.
Lý giải quyết định trên, vị này nêu 3 nguyên nhân: “Kiểm định quốc tế để thực hiện hội nhập quốc tế, là thực hiện chủ trương khuyến khích kiểm định quốc tế của nhà nước. Hơn nữa, trường không tin cách kiểm định hiện nay của Bộ”.
Theo lãnh đạo này, kiểm định trong nước hiện nay cần phải chấn chỉnh từ tiêu chí đến quy trình, quy định. Có những trường cơ sở vật chất không đủ, thuê mướn nhiều nơi vẫn đạt chuẩn. “Cách kiểm định hiện nay của Bộ khiến nhân dân khó tin được. Những trường ĐH đàng hoàng sẽ không tham gia và đó là quyền tự chủ của họ. Bộ không có quyền bắt buộc các trường phải đi theo hệ thống kiểm định của Bộ. Khi đó trường tốt sẽ chọn tổ chức kiểm định đẳng cấp, trường trung bình và yếu hơn sẽ chọn tổ chức dễ dãi hơn”, người này nhấn mạnh.
Bộ tiêu chuẩn nhiều hạn chế
Theo Thông tư số 12/2017 của Bộ GD-ĐT, bộ tiêu chuẩn đánh giá một trường ĐH gồm 25 tiêu chí về chiến lược, hệ thống, thực hiện chức năng và kết quả đạt được. Đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng phải có ít nhất một khóa sinh viên tốt nghiệp, tham gia đánh giá ngoài và sau khi thẩm định phải có điểm trung bình các tiêu chuẩn từ 3,5 trở lên và không tiêu chuẩn nào có điểm trung bình dưới 2. Tuy nhiên theo ý kiến các chuyên gia, bộ tiêu chuẩn và cách thực hiện còn nhiều hạn chế.
Một cán bộ từng công tác trong ngành giáo dục cho rằng khác với hệ thống các trường ĐH trên thế giới, một số trường ĐH ở VN còn đào tạo cả bậc THPT, TC và CĐ. Mỗi bậc học sẽ có mục tiêu, sứ mạng và chiến lược khác nhau. Khi đó, việc sử dụng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dành cho cơ sở giáo dục ĐH (được quy định trong Thông tư 12/2017) cho các trường ĐH có dạy cả THPT sẽ là “tào lao”. Từ đó, người này đề xuất: “Cách tốt nhất hiện nay cần xúc tiến ngay kiểm định chương trình”.
Vì sao trường ĐH từ chối kiểm định trong nước? - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Khó giám sát kiểm định đại học

Theo các chuyên gia và lãnh đạo trường ĐH, nếu triển khai việc kiểm định ĐH như hiện nay thì không biết bao giờ 271 trường mới được kiểm định xong, hơn nữa xã hội cũng khó kiểm soát được chất lượng.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, cũng từng nói với phóng viên Thanh Niên: “Nếu để các trung tâm kiểm định thuộc ĐH kiểm định, tôi cho rằng tác động còn thấp hơn trước đây. Trên thế giới không có chuyện ĐH này kiểm định trường ĐH khác mà phải là các tổ chức độc lập. Ở các nước, nếu giao kiểm định độc lập thì độc lập từ bộ tiêu chuẩn kiểm định. Còn VN hiện nay chỉ có một bộ tiêu chuẩn kiểm định nhưng sử dụng chung cho 4 cơ quan khác nhau. Vì vậy nên có nhiều bộ tiêu chuẩn để phù hợp với nhiều loại trường khác nhau. Các cơ quan này hoạt động theo hướng dịch vụ công, tự thu tiền tự nuôi. Những nơi này sẽ hoạt động như các trung tâm ngoại ngữ – cấp chứng chỉ. Tương lai là các trường phải chạy theo kiểm định giống như việc chạy theo chứng chỉ B tiếng Anh trước đây”.

Chưa đủ tiêu chí vẫn đạt kiểm định!
Quan điểm của các trường và chuyên gia là không sai khi “soi” vào thực tế kết quả kiểm định của một số trường. Trong đó có những trường được công nhận đạt chuẩn dù chưa đạt những tiêu chí “sống còn” như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Chẳng hạn, một trường ĐH tại TP.HCM đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định với tỷ lệ tiêu chí đạt 80,33%. Trong số 12 tiêu chí chưa đạt của trường có những nội dung rất quan trọng về chương trình đào tạo, về phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá người học, yêu cầu 100% ngành đào tạo có tổ chức lấy ý kiến phản hồi của đơn vị sử dụng lao động với sinh viên tốt nghiệp… Đáng chú ý, trường còn chưa đạt chuẩn về yêu cầu đội ngũ giảng viên về số lượng giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định, giảng viên có trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Ngay cả tiêu chí trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, đủ diện tích lớp học theo quy định cũng đều chưa ổn…
Một trường ĐH khác cũng tại TP.HCM dù được công nhận đạt chuẩn ở mức tối thiểu nhưng chưa đạt ở các tiêu chí về số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ, tin học theo chuẩn. Trường này cũng chưa có đủ diện tích sử dụng theo quy định. Đây cũng là trường chưa có số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành phù hợp với định hướng nghiên cứu phát triển của trường…
Trưởng phòng quản lý khoa học một trường ĐH cũng đặt vấn đề: “Hầu hết các trường ĐH tham gia kiểm định đều đạt thì nền ĐH của VN quá tốt hay có vấn đề gì khác?”.


 

Hà Ánh