Trong cuộc sống với nhịp độ cao ngày nay, phần lớn chúng ta ai nấy đều tất bật đi lại cả ngày, và điều này khiến đôi chân dễ bị các vấn đề về da.
6 bí quyết bảo vệ bàn chân.
Trong cuộc sống với nhịp độ cao ngày nay, phần lớn chúng ta ai nấy đều tất bật đi lại cả ngày, và điều này khiến đôi chân dễ bị các vấn đề về da.
Việc tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn và tình trạng thiếu các tuyến bã nhờn khiến da ở khu vực bàn chân bị khô nhiều hơn bất kỳ vùng da nào khác của cơ thể. Nhiệt độ tụt giảm vào dịp cuối năm càng khiến da dễ bong tróc, thậm chí dẫn đến những vết nứt gây đau và khó chịu ở gót chân.
Một nghiên cứu mới cho thấy dù việc mang giày không mang vớ đang ngày một phổ biến nhưng đó không hẳn là một ý tưởng tốt.
Sau đây là 6 bí quyết đơn giản có thể giúp bạn có được bàn chân mịn mượt và ngăn ngừa nứt chân, theo khuyến nghị của các chuyên gia trên báo Hindustan Times.
Giữ ẩm khu vực bị tác động. Một trong những nguyên nhân chính gây nứt nẻ gót chân là việc thiếu dung lượng ẩm phù hợp trên da. Thường xuyên cung cấp nước cho da có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô da. Một loại kem giữ ẩm nhẹ nhàng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này. Bôi kem giữ ẩm lên lòng và gót chân 2 lần mỗi ngày sẽ giúp giữ bàn chân không bị khô ráp.
Liệu pháp mật ong và nước. Hai thành phần dễ tìm này có thể đem lại điều kỳ diệu cho bàn chân của bạn. Hãy nhúng bàn chân vào nước ấm pha với mật ong rồi nhẹ nhàng kỳ cọ khu vực bị tác động. Mật ong là chất giữ ẩm tự nhiên và được sử dụng phổ biến trong hệ thống trị liệu Ayurveda truyền thống nổi tiếng của Ấn Độ, nhờ đặc tính diệt khuẩn và khử trùng. Mật ong kết hợp với nước ấm giúp nhẹ nhàng lột bỏ lớp da chết và bổ sung dung lượng ẩm cho da.
Theo trang tin Curejoy, ban đêm là lúc cơ thể chúng ta tái tạo, sửa sai, lọc độc tố; bằng cách uống nước ngay khi thức dậy, bạn sẽ đẩy được những độc tố này ra ngoài.
Giữ khô kẽ chân. Khi bạn hong khô bàn chân, hãy đảm bảo khu vực giữa các ngón chân không bị ẩm ướt và bụi bẩn. Tình trạng ẩm ướt tạo ra môi trường lý tưởng cho bệnh nấm bàn chân và những bệnh nhiễm nấm khác.
Xoa bóp bằng nghệ và dầu. Do khu vực chân thiếu các tuyến bã nhờn nên ta cần phải thoa dầu từ bên ngoài. Việc xoa bóp bằng dầu và nghệ sẽ giúp giữ ẩm khu vực bị nứt nẻ cũng như giảm thiểu tình trạng sưng hoặc đau do các vết nứt chân gây ra. Việc xoa bóp gót chân thường xuyên có thể thúc đẩy sự lưu thông máu và làm cho làn da khoẻ lại. Dầu đã được sử dụng trong việc tắm rửa từ nhiều thế kỷ qua để giữ cho làn da khoẻ và mịn màng, trong khi nghệ nổi tiếng về đặc tính khử trùng và kháng viêm.
Mang vớ cotton. Đi chân trần khiến chân dính bẩn và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì thế, bạn cần phải bảo vệ đôi chân của mình khỏi những tác nhân có thể gây hại từ môi trường. Hãy mang vớ bằng cotton để giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ và thoáng khí.
Không ít người từng thắc mắc tại sao chân mình lại có mùi hôi hơn người khác, nhất là khi chân đổ nhiều mồ hôi. Nguyên nhân chính lại không phải đến từ mồ hôi.
Chọn giày dép thoải mái. Hãy thông minh trong việc lựa chọn giày dép. Giày dép chật có thể khiến chân tiết mồ hôi nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm. Nên mang những đôi giày, dép có thể cho bàn chân của bạn không gian để “thở”.
Đừng chỉ chăm sóc để có bàn tay đẹp, đôi chân của bạn cũng cần nhận được sự quan tâm tương xứng.