29/11/2024

‘Kiệm’ lời chào hỏi, cảm ơn

Nhà tôi có cái sân khá rộng. Từng có vài người muốn thuê để xe, nhiều người góp ý trồng cây cảnh, rau sạch trong các thùng xốp… nhưng vợ chồng tôi không thích thế.

 

‘Kiệm’ lời chào hỏi, cảm ơn.

Nhà tôi có cái sân khá rộng. Từng có vài người muốn thuê để xe, nhiều người góp ý trồng cây cảnh, rau sạch trong các thùng xốp… nhưng vợ chồng tôi không thích thế.

 

 

 

Minh họa: Văn Nguyễn.

Để sân rộng và thoáng nhằm mục đích “phục vụ tinh thần”. Khi người thân, bạn bè, khách khứa… đến chơi, sân rộng để được nhiều xe, không phải để ngoài đường ảnh hưởng hàng xóm và phương tiện qua lại. Và điều quan trọng nhất, sân rộng để hai đứa con của mình cũng như trẻ con trong xóm có sân chơi.
'Kiệm' lời chào hỏi, cảm ơn - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Ngạc nhiên về sự lịch sự của người Pháp

Tôi sang Pháp 14 năm trước đây. Lúc đó, tôi biết mình là một cô gái Việt Nam không đến nỗi tệ về cách cư xử, thế nhưng khi sinh sống tại đây, sự lịch sự của người Pháp làm tôi vô cùng ngạc nhiên.
Sân khá rộng nên mỗi khi hàng xóm có việc, gia đình tôi sẵn sàng để khách của hàng xóm có chỗ đậu xe. Đó cũng là niềm vui về tình làng nghĩa xóm. Thế nhưng cũng không ít lần ngồi ngẫm nghĩ về cung cách nhiều người phố thị bây giờ. 



Thư, bài cộng tác xin gửi về: [email protected]



Một lần có khách đậu xe hơi trước cổng, nơi đó có bồn cây và một cây nhãn cao to tỏa bóng mát. Lúc khách lấy xe về chúng tôi mới hay một số cây bị hỏng (do những đứa trẻ con giẫm lên) và khăn giấy vứt rất nhiều ở bồn cây, trước cổng (do cả trẻ con lẫn người lớn).
Cho khách để xe trong sân, có người dẫn xe vào thấy chủ nhà liền chào hỏi và khi lấy xe không quên nói lời cảm ơn. Nhưng đa số là “kiệm” lời chào hỏi và “kiệm” cả lời cảm ơn, thậm chí xả rác luôn ngay trên sân gửi nhờ xe.
Lần gần đây nhất là chủ nhật tuần rồi. Mười mấy chiếc xe vào nhưng chỉ có vài người lịch sự chào hỏi và nói lời nhờ gửi cho phải phép. Khi khách đang dùng bữa trưa bên nhà hàng xóm thì trời mưa. Vợ chồng chúng tôi chạy ra sân lấy một số mũ bảo hiểm và áo khoác của khách bỏ lên thềm. Lúc khách lấy xe về, khách “vô tư quá”, họ “vô tư” đến nỗi quên một lời chào, một lời nói lấy xe hay một lời cảm ơn. Ngay cả những người bước lên thềm lấy mũ, áo khoác cũng không một lời chào, lời cảm ơn. Niềm “an ủi” được đáp lại ở vị khách lấy xe cuối cùng. Chàng trai lấy xe và nói lời cảm ơn. Tôi đáp lại: “Anh cảm ơn em! Mười mấy khách lấy xe về trước không có một lời gì. Em là vị khách duy nhất. Anh một lần nữa, cũng cảm ơn em!”.
'Kiệm' lời chào hỏi, cảm ơn - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Dạy con biết… khen

Có thể nói, chê là thói quen phổ biến của người Việt Nam. Quen đến mức coi đó là chuyện bình thường. Ít ai biết rằng, thói quen đó là một tật xấu gây ra rất nhiều hệ luỵ.
Trách là tự nhắc mình thì đúng hơn, để mà lưu ý rèn con cháu từ khi rất bé, chứ chẳng lẽ những chủ nhà hàng xóm phải dặn khách hãy “chào hỏi, cảm ơn và đừng xả rác”. Bởi vậy, những đứa trẻ hay đến nhà tôi chơi, lúc ba mẹ gọi về, họ luôn dặn con nhớ chào chú, chào cô trước khi về. Có trường hợp đứa con nói lí nhí, người ba còn bắt quay lại chào lớn, rõ ràng. Ông bà mình dạy rồi mà: “Lời nói không mất tiền mua…” hay “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
 

Thái Hoàng