28/11/2024

Đánh cắp thông tin từ các cuộc gọi quốc tế.

Dư luận đang hoang mang trước thông tin người sử dụng điện thoại có thể bị mất hết thông tin cá nhân lưu trong máy nếu nghe, gọi lại các cuộc điện thoại có mã vùng của một số nước.

  

Đánh cắp thông tin từ các cuộc gọi quốc tế.

Dư luận đang hoang mang trước thông tin người sử dụng điện thoại có thể bị mất hết thông tin cá nhân lưu trong máy nếu nghe, gọi lại các cuộc điện thoại có mã vùng của một số nước.




Có thể mất thông tin cá nhân từ các cuộc gọi lừa đảo quốc tế qua mạng /// Ảnh: Đ.N.T

 

Có thể mất thông tin cá nhân từ các cuộc gọi lừa đảo quốc tế qua mạngẢNH: Đ.N.T.

 

Không nghe, không gọi lại, bấm tắt cũng sợ
Thông tin xuất phát từ Facebook Nguyễn Thế Nhật Phong với nội dung: Nếu nhận được các cuộc gọi có mã số điện thoại của các nước như: +375 (Belarus), +371 (Lavita), +381 (Serbia), +563 (Easter Island – Chile), +370 (Litva), +255 (Tanzania)… thì chủ nhân điện thoại không nên bấm nghe, không gọi lại hay có bất kỳ động tác hồi âm nào khác. Cảnh báo của các facebooker cho rằng, nếu bạn gọi lại, ngay lập tức danh sách liên lạc trong máy của bạn sẽ bị sao chép mất trong 3 giây. Hoặc nếu có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại của bạn, kẻ gian cũng có thể sao chép nó. Ngoài ra, khi điện thoại đang được gọi đến, nội dung cảnh báo nhấn mạnh, chủ nhân điện thoại tuyệt đối không thực hiện các thao tác bấm ký tự #90 hoặc #09 vì “đây là một thủ thuật mới của khủng bố để truy cập vào thẻ SIM của bạn. Thực hiện các cuộc gọi bằng chi phí của bạn và khủng bố bạn như một tội phạm”. Nội dung trên được truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt và cảnh báo người dùng điện thoại thông minh đừng “ngứa tay ngứa chân” tiếp tay cho loại “hoạt động khủng bố và lừa đảo đang ngày càng tinh vi”.
Chị Nguyễn Thanh Lan (Q.3, TP.HCM) cho biết: vừa có 2 cuộc gọi từ đầu số +371, nhưng chị không nghe và cũng không dám bấm tắt. “Mấy hôm nay tôi có đọc thông tin cảnh báo khẩn cấp này trên mạng trong tâm trạng nửa tin nửa ngờ. Vấn đề là tâm lý khá lo lắng nên khi bị gọi vào máy, không bấm nghe đã đành, nhưng ngay cả bấm tắt cũng sợ, tự hỏi không biết có sao không…”, chị Lan lo lắng.
Ăn cắp dữ liệu trong 3 giây
Cũng bị những cuộc gọi có một số đầu số như trên làm phiền liên tục, chuyên gia mạng Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, giải thích: Thường có một nhóm người ngồi tại một quốc gia nào đó, hoặc cũng có thể ngay tại VN, chuyên làm nhiệm vụ kích hoạt phần mềm, phân bổ các cuộc gọi tự động ra toàn thế giới. Mục đích là lừa để lấy cước viễn thông. Các đầu số được phần mềm cài đặt thường gần với mã số quốc gia nào đó để dễ lừa. Ví dụ, mã số điện thoại VN là 0084 thì họ sẽ cài thành 084. “Nhóm người này kích hoạt một lần hàng ngàn số đến một quốc gia nào đó, chỉ cần 1% hoặc ít hơn số đó trả lời hoặc gọi lại thì họ đã quá thành công. Nghe hay gọi lại bị mất tiền là có, nhưng nghe hay gọi cuộc điện thoại để rồi bị đánh cắp thông tin cá nhân là rất khó xảy ra”, ông Võ Đỗ Thắng nói.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, việc nghe hoặc gọi lại các cuộc gọi này mà bị sao chép danh sách điện thoại hay thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, hình ảnh… là hoàn toàn có thể xảy ra với các cuộc gọi qua mạng internet như viber, zalo… “Các cuộc gọi qua mạng nếu muốn đánh cắp thông tin cá nhân, các hacker có thể gửi kèm một đường dẫn, hình ảnh hoặc tệp đính kèm mà trong đó có cài mã độc thì rất dễ xảy ra. Chỉ cần người dùng điện thoại bấm nghe, bấm vào đường dẫn hoặc tệp đính kèm đó, ngay lập tức mã độc đó chạy vào máy và đúng là chỉ mất 3 giây để nó copy toàn bộ thông tin cá nhân lưu trong máy của bạn. Chiêu lừa đảo này không mới nhưng ngày càng tinh vi và vẫn còn rất nhiều người bị sập bẫy”, ông Thắng nói.
Theo TS Võ Văn Khang, Phó chủ tịch chi hội phía nam – Hiệp hội An toàn thông tin VN: Giải pháp tự bảo vệ trước mắt là không nghe, không gọi lại bất kỳ cuộc gọi có đầu số lạ. Về lâu dài, với những người sử dụng điện thoại thông minh, cần thiết cài phần mềm chống mã độc trên máy. Quan trọng hơn, tạo thói quen sao lưu dữ liệu trên điện thoại định kỳ, có thể lưu trên máy tính, trên điện toán đám mây…

 

Nguyên Nga