Đức Thánh Cha thông báo Thượng HĐGM Amazon vào năm 2019
VATICAN. Cuối Thánh lễ tôn phong 35 hiển thánh mới, trưa Chúa Nhật 15-10-2017, ĐTC Phanxicô thông báo quyết định triệu tập một Thượng HĐGM Đặc Biệt về miền Liên Amazzonia ở Mỹ châu la tinh vào tháng 10 năm 2019 nhóm tại Roma.
Đức Thánh Cha thông báo Thượng HĐGM Amazon vào năm 2019
VATICAN. Cuối Thánh lễ tôn phong 35 hiển thánh mới, trưa Chúa Nhật 15-10-2017, ĐTC Phanxicô thông báo quyết định triệu tập một Thượng HĐGM Đặc Biệt về miền Liên Amazon ở Châu Mỹ Latinh vào tháng 10 năm 2019 nhóm tại Roma.
Ngài cho biết đã đi đến quyết định trên đây là để đáp lại mong ước của một số HĐGM Châu Mỹ Latinh và tiếng nói của các vị chủ chăn và tín hữu ở các nơi khác trên thế giới. “Mục đích chính việc triệu tập này là để tìm ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng cho phần Dân Chúa, nhất là cho các thổ dân, thường bị quên lãng và không có viễn tượng một tương lai thanh thản, cũng vì cuộc khủng hoảng rừng cây Amazon, là buồng phổi có tầm quan trọng chủ yếu đối với trái đất chúng ta. Xin Các Thánh mới cầu bầu cho biến cố này của Giáo Hội, để trong niềm tôn trọng vẻ đẹp thiên nhiên, mọi dân tộc trên trái đất chúc tụng Thiên Chúa, là Chúa Tể Vũ Trụ và được Chúa soi sáng, họ sẽ tiến bước trên các con đường công lý và hoà bình.”
Miền Amazon rộng khoảng 6,5 triệu cây số vuông, nằm trên lãnh thổ 9 nước ở Châu Mỹ Latinh, chiếm khoảng 5% diện tích trái đất. Vùng này có khoảng 60.000 loại cây cỏ, 1.000 loại chim và hơn 300 loại động vật có vú. Amazon đang bị đặc biệt đe doạ vì vấn đề nuôi bò.
Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2007, Amazon ở Brazil bị nạn phá rừng, bình quân mỗi năm 19.368 cây số vuông, từ là trong 7 năm vừa nói có hơn 154.212 cây số vuông rừng bị phá huỷ, một diện tích tương đương với nước Hy Lạp.
Brazil đứng thứ 4 trên thế giới vì lượng thán khí phát ra. Nạn phá rừng và thay đổi việc sử dụng đất rừng là nguyên nhân gây ra 75% số thán khí từ Brazil phát ra, trong số này 59% là do nạn phá và cháy rừng.
Nguyên nhân chính là vì Brazil nuôi nhiều bò để gia tăng xuất khẩu thịt.
Cùng với nạn phá rừng, nhiều bộ lạc thổ dân tại Amazzonia bị đe doạ môi trường sinh sống và tại nhiều nơi các thổ dân bị giết trong các cuộc đụng độ với những thành phần muốn chiếm đất thổ dân để khai thác quặng mỏ. Giáo hội Công giáo Brazil, qua Uỷ ban Mục vụ Thổ dân, đã rất nhiều lần lên tiếng tố giác tệ nạn này. (Rei 15-10-2017)
Ngài cho biết đã đi đến quyết định trên đây là để đáp lại mong ước của một số HĐGM Châu Mỹ Latinh và tiếng nói của các vị chủ chăn và tín hữu ở các nơi khác trên thế giới. “Mục đích chính việc triệu tập này là để tìm ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng cho phần Dân Chúa, nhất là cho các thổ dân, thường bị quên lãng và không có viễn tượng một tương lai thanh thản, cũng vì cuộc khủng hoảng rừng cây Amazon, là buồng phổi có tầm quan trọng chủ yếu đối với trái đất chúng ta. Xin Các Thánh mới cầu bầu cho biến cố này của Giáo Hội, để trong niềm tôn trọng vẻ đẹp thiên nhiên, mọi dân tộc trên trái đất chúc tụng Thiên Chúa, là Chúa Tể Vũ Trụ và được Chúa soi sáng, họ sẽ tiến bước trên các con đường công lý và hoà bình.”
Miền Amazon rộng khoảng 6,5 triệu cây số vuông, nằm trên lãnh thổ 9 nước ở Châu Mỹ Latinh, chiếm khoảng 5% diện tích trái đất. Vùng này có khoảng 60.000 loại cây cỏ, 1.000 loại chim và hơn 300 loại động vật có vú. Amazon đang bị đặc biệt đe doạ vì vấn đề nuôi bò.
Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2007, Amazon ở Brazil bị nạn phá rừng, bình quân mỗi năm 19.368 cây số vuông, từ là trong 7 năm vừa nói có hơn 154.212 cây số vuông rừng bị phá huỷ, một diện tích tương đương với nước Hy Lạp.
Brazil đứng thứ 4 trên thế giới vì lượng thán khí phát ra. Nạn phá rừng và thay đổi việc sử dụng đất rừng là nguyên nhân gây ra 75% số thán khí từ Brazil phát ra, trong số này 59% là do nạn phá và cháy rừng.
Nguyên nhân chính là vì Brazil nuôi nhiều bò để gia tăng xuất khẩu thịt.
Cùng với nạn phá rừng, nhiều bộ lạc thổ dân tại Amazzonia bị đe doạ môi trường sinh sống và tại nhiều nơi các thổ dân bị giết trong các cuộc đụng độ với những thành phần muốn chiếm đất thổ dân để khai thác quặng mỏ. Giáo hội Công giáo Brazil, qua Uỷ ban Mục vụ Thổ dân, đã rất nhiều lần lên tiếng tố giác tệ nạn này. (Rei 15-10-2017)
G. Trần Đức Anh OP