17/11/2024

Đừng nhân danh trang trí đường phố rồi tạo ra ‘thảm hoạ’.

Từ khi con đường gốm sứ xuất hiện dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đến nay, nhiều mô hình trang trí mỹ thuật công cộng lần lượt ra đời. Đằng sau bức tranh đa sắc của mỹ thuật công cộng ở nhiều thành phố, còn có nhiều điều đáng bàn…

Đừng nhân danh trang trí đường phố rồi tạo ra ‘thảm hoạ’.

Từ khi con đường gốm sứ xuất hiện dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đến nay, nhiều mô hình trang trí mỹ thuật công cộng lần lượt ra đời. Đằng sau bức tranh đa sắc của mỹ thuật công cộng ở nhiều thành phố, còn có nhiều điều đáng bàn…


 

Khi ngựa vằn, voi, hoa anh đào xuất hiện lạ lẫm ở Thanh Thuỷ – Bình Sơn đã làm cho nhiều người cảm thấy bích hoạ kiểu này đang phá hỏng không gian quê…

 

 

Các đô thị lớn phải rất thận trọng khi trang trí mỹ thuật nơi công cộng và phải có ý kiến các nhà chuyên môn để tính toán kỹ, làm thành phố đẹp hơn chứ không phải làm cho thành phố xấu đi

Hoạ sĩ TRẦN KHÁNH CHƯƠNG (chủ tịch Hội Mỹ thuật VN)

Gây xôn xao cho du khách hơn cả có lẽ là những làng bích hoạ

Mô hình vẽ bích hoạ cho những ngôi làng từ thế giới được du nhập vào VN, với những ngôi làng bích hoạ từ núi xuống biển. 

Từ làng bích họa người Dao ở vùng biên cương Quảng Ninh đến làng bích họa làng biển Tam Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam), Thanh Thuỷ (Quảng Ngãi), An Bình (Quảng Ngãi)… 

Việc vẽ nên những làng bích hoạ ít nhiều đã tạo nên sự độc đáo, sự khác biệt cho địa phương, thu hút khách du lịch…, từ đó có thể làm thay đổi đời sống người dân ở một cộng đồng.

Không thể lạm dụng biến đường phố thành nơi vẽ một cách tùy hứng. Trách nhiệm của các nhà quản lý đô thị là chỉ ra những chỗ nào được trang trí, chỗ nào không được vì ảnh hưởng đến giao thông đô thị hoặc phản văn hóa. Như các mảng tường ở các di tích thì không thể trang trí được. Hoặc các hầm giao thông, những tuyến đường xe chạy tốc độ nhanh thì những hoa văn trang trí này sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

* KTS Phạm Thanh Tùng (chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư VN)Những bờ tường màu sắc

Ở TP.HCM, có những con đường, trường học cũng được trang trí mỹ thuật. 

Hoặc ở những chiến dịch kêu gọi bảo vệ loài tê giác ở châu Phi, để công chúng chú ý, những bức hoạ về loài tê giác được vẽ lên trên các bức tường ở đường phố. 

Cách làm này có hiệu quả, tác động trực tiếp đến người xem. Hình thức trang trí bằng hội hoạ ở những nơi công cộng không chỉ ở bờ tường mà còn leo lên cột điện, tràn xuống nắp cống…

Gần đây, tại một con ngõ trên phố Hồ Tùng Mậu, Hà Nội xuất hiện một bức tranh liên hoàn gồm 40 bức tranh nhỏ với chiều dài 360m, rộng gần 1.000m2, cao khoảng 3m do 20 hoạ sĩ vẽ. 

Tranh vừa được Hội đồng xác lập kỷ lục VN trao chứng nhận kỷ lục Guinness “Bức tranh 3D dài nhất VN”. 

Ông Lê Doãn Hợp – chủ tịch hội đồng – nhận xét bức tranh này rất có ý nghĩa trong dịp Trung thu vì đã tái hiện nhiều câu chuyện dân gian như Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Cây tre trăm đốt, Cây khế…

Ưu điểm của việc trang trí mỹ thuật công cộng là gây hiệu ứng thị giác trực tiếp, khiến người xem có thể ồ lên, tấm tắc kinh ngạc trước một tác phẩm ấn tượng. 

Tuy nhiên, nếu tác phẩm không được đẹp, hoặc trang trí không đúng chỗ thì tạo hiệu ứng ngược lại, gây sự khó chịu, “chịu đựng” về thẩm mỹ.

Vì vậy, việc quản lý, ứng xử ra sao để những hình thức trang trí này góp phần làm đẹp đô thị thay vì làm phiền thị giác, sự cảm thụ thẩm mỹ của mọi người là vấn đề nhiều người đang đặt ra.

Nếu chưa có thì chưa nên trang trí gì cả. Không nhất thiết phải nhân danh mỹ thuật để “bôi bẩn” những khu vực công cộng”.

Họa sĩ Lê Thiết Cương

Tôi nghĩ trang trí mỹ thuật công cộng đang là phong trào, nhưng càng đi vào phong trào thì phải càng chuyên nghiệp. Nên mời các họa sĩ chuyên nghiệp vẽ và giám sát, không phải cứ ai đó muốn làm thì làm!

Hoạ sĩ Đỗ Xuân Tịnh (trưởng khoa mỹ thuật ĐH Sài Gòn)

Nhà nước nên giao cho một cơ quan mỹ thuật hoặc kiến trúc chuyên trách về việc này. Bởi trang trí để tạo tiếng vang chưa phải là hay, hoặc nơi nào tạo ra nó để làm sự kiện quảng cáo càng chưa phải là hay. Điều nhất thiết phải là đi đến cái đẹp!

Hoạ sĩ Uyên Huy (chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM)Hà Giang: Phát hiện bích họa cổ khắc đá 2.000 năm

“Không thể bạ đâu vẽ đó”

Khi được hỏi ý kiến về loạt tranh 3D vừa nhận kỷ lục Guinness, họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng cách vẽ được nhưng đây không phải là tranh do những hoạ sĩ có tên tuổi thực hiện và không có giám tuyển uy tín nên khó đặt nặng về chất lượng mỹ thuật.

Họa sĩ Trần Khánh Chương – chủ tịch Hội Mỹ thuật VN, chủ tịch Hội đồng trang trí đường phố Hà Nội – đánh giá hình thức nghệ thuật công cộng bao gồm tranh ghép gốm, tranh vẽ trên tường… đang phát triển và nên được tạo điều kiện để mỹ thuật đến với công chúng rộng rãi. 

“Nhưng tôi không đồng tình việc để tự phát khắp nơi trang trí trên phố Hà Nội, bởi như thế không biết thành phố sẽ ra sao? 

Khi đưa những tác phẩm mỹ thuật ra nơi công cộng để công chúng thưởng thức phải là những “món ngon” nghệ thuật thay vì làm bẩn thành phố. 

Như vừa rồi, Q.11 (TP.HCM) cho vẽ hoa văn trên cột điện quá xấu, quá phản cảm. Sao có thể mang những hoa văn của các em mẫu giáo ra trang trí ở nơi công cộng trong thành phố như vậy? 

Nếu muốn trang trí cho đẹp thì phải tính toán thật kỹ màu sắc, hoa văn để ăn nhập vào không gian, cảnh quan, kiến trúc… của thành phố” ông Chương bày tỏ.

Trong khi đó, họa sĩ Lê Thiết Cương nhấn mạnh yếu tố cần có giám tuyển là người có chuyên môn để hiện thực hóa thiện chí của cá nhân hoặc tổ chức nào đó muốn trang trí ở nơi công cộng. 

Là một trong những hoạ sĩ được mời đến vẽ trang trí cho làng bích họa Tam Thanh (Quảng Nam), hoạ sĩ Lê Kinh Tài cho hay việc đưa mỹ thuật vào đời sống cộng đồng là cần thiết nhưng ông cũng cho rằng không nên khuyến khích tràn lan. 

Hoạ sĩ Trần Văn Minh – người tham gia vẽ bức tranh tường 3D dài kỷ lục tại Hà Nội – cũng thừa nhận những hoạt động này nên có bàn tay quy hoạch từ phía các cơ quan quản lý đô thị để sản phẩm đạt tính thẩm mỹ tốt nhất.

QUANG THI – V.V.TUÂN

 

Nguồn: TNO