Vì không thể nghỉ học thêm nữa, hàng trăm học sinh ở xã Liên Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) phải nín thở bò qua cầu treo sắp sập để tới trường. Học sinh ở bản A Liêng, A Đăng 1 và Vực Leng (xã Tà Rụt, H.Đakrông, Quảng Trị) hằng ngày cũng phải bơi qua sông tìm con chữ.
Liều mình đến trường.
Vì không thể nghỉ học thêm nữa, hàng trăm học sinh ở xã Liên Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) phải nín thở bò qua cầu treo sắp sập để tới trường. Học sinh ở bản A Liêng, A Đăng 1 và Vực Leng (xã Tà Rụt, H.Đakrông, Quảng Trị) hằng ngày cũng phải bơi qua sông tìm con chữ.
Bò, luồn, bấu víu qua cầu
Cầu treo Liên Trạch bắc qua sông Son (H.Bố Trạch, Quảng Bình) là cầu nối giao thông huyết mạch trên địa bàn. Người dân trong xã muốn ra ngoài đều phải đi qua cầu này. Cơn bão số 10 vừa qua đã làm cầu hư hỏng nghiêm trọng. UBND xã Liên Trạch thông báo từ ngày 17.9 cấm tuyệt đối lưu thông cầu.
Một học sinh liều mình luồn qua rào chắn để lên cầu ở H.Bố Trạch về nhà ẢNH: T.Q.N
Sau bão, đa số học sinh (HS) phải nghỉ học suốt một tuần. Thấy nguy cơ giảm chất lượng dạy học nên lãnh đạo các trường đã động viên phụ huynh cố gắng đưa con em tới trường. Có người dẫn con em đi bộ qua cầu đường sắt nhưng vì quãng đường xa hơn nên dù xã có quy định nhưng mọi người vẫn chấp nhận mạo hiểm đi qua cầu sắp sập. Cầu nằm vắt vẻo và thiếu độ bám, dây néo nên chỉ cần một bước chân đi hơi mạnh thôi cũng khiến cả cây cầu rung rinh, dập dềnh. Những HS nhỏ được người lớn bồng bế, cõng qua cầu; khi qua đoạn dầm bị sụp xuống, lệch nghiêng ở giữa cầu, các em mặt mày tái xanh vì sợ.
Để qua cầu, nhiều HS phải bò, luồn, bấu víu qua mép hố cầu hay những khúc cây do chính quyền địa phương buộc lên làm rào chắn. Chia sẻ với chúng tôi, bà Phan Thị Sen (56 tuổi, ở thôn Phú Kinh) nói: “Mỗi ngày tôi phải đi bộ 4 vòng đón cháu học lớp 3. Sợ lắm”.
Học sinh tại làng Mandu ở Ấn Độ đang hằng ngàymạo hiểm mạng sống để đến trường. Mỗi ngày, các em đi bộ 2 km và phải vượt qua một con suối nước chảy cuồn cuộn, trong khi đường qua suối lại rất trơn trượt.
Làm việc với PV Thanh Niên vào ngày 25.9, Phó chủ tịch UBND xã Liên Trạch Đinh Xuân Chinh cho biết: “Có khoảng 350 HS các bậc học sử dụng cầu để đến trường. Việc cầu bị hỏng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của nhân dân, nhất là HS. Xã đã thông báo cho khai thác đò ngang nhưng hiện đang làm thủ tục xin cấp phép. Tuy nhiên phương án này khó có người tham gia vì chi phí đóng đò rất lớn, họ lại chưa có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định và nhất là không biết khi nào cầu được sửa chữa; nếu có cầu thì không ai đi đò nữa và như thế không ai dám mạo hiểm đóng đò để kinh doanh”.
Nhiều người dân Liên Trạch cho hay nếu có đò cũng không đủ tiền đưa đón con em bởi đi một chuyến 5.000 đồng thì mỗi ngày sẽ mất 20.000 đồng, nên họ chấp nhận đánh đu với nguy hiểm cho đến khi cầu treo được sửa chữa.
Ngày 2 lần bơi qua sông đến trường
Buổi trưa nắng chói chang, ở một khúc sông Đakrông thuộc xã vùng cao Tà Rụt (H.Đakrông, Quảng Trị), một nhóm mấy chục HS đen nhẻm, gầy gò đang hồn nhiên… cởi hết áo quần, bỏ vào cặp sách. Hỏi ra mới hay các em đang chuẩn bị… bơi qua sông để về nhà, kết thúc hành trình một ngày đi học. “Ngày nào đi học em chả lội 2 vòng thế này hả anh. Sáng ra một vòng rồi, giờ phải lội về chứ ở lại trường cơm đâu mà ăn…?”, một cậu học trò gầy tong teo nhanh nhảu nói.
Học sinh tại xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn chưa có một trường THCS để học… Những em học sinh Tân Lâm muốn học cấp 2 phải học “ké” trường THCS Bàu Lâm (xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc) hoặc các trường ở huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai). Hầu hết nhà các em cách trường từ 5 km đến 15 km.
Học trò ở đây không có sự lựa chọn nào khác là phải lội hoặc… bỏ học. Hồ Thị Liên, trú bản A Liêng, ngập ngừng bảo em rất thích đến lớp, nhưng chỉ ngại mỗi khúc sông này, đặc biệt là vào buổi sáng, lạnh đến rúm ró cả người.
Đám trẻ vùng cao đứa nào cũng gầy nhom, khi cởi hết quần áo nhìn như những que củi. Thấy chúng mò mẫm, liêu xiêu đi dưới làn nước chảy mạnh mà thương đến nhói lòng. Cũng có đứa ốm yếu quá nên cứ đến giờ tan học, bố mẹ, anh chị phải đợi chúng đến để cõng qua sông, hết sức vất vả…
Lũ trẻ cứ thế tồng ngồng qua sông, tay giơ cao để cặp sách, áo quần không bị ướt. Đến khi qua bờ bên kia, chúng lại mặc áo quần hoặc có đứa lười, cứ trần truồng thế mà cuốc bộ về nhà. “Em học lớp 5, tuần 6 ngày, ngày 2 lần lội qua đoạn sông này. Tính từ lớp 1 đến nay, chắc em đã lội đi học phải vài ngàn lần rồi”, Hồ Văn Phúc, thôn Vực Leng, hồn nhiên tính.
Có nhiều cách để đến trường nhưng đến theo cách của lũ trẻ này thì đúng là… vất vảẢNH: THANH LỘC
Nguy hiểm gấp bội khi vào mùa mưa, nước từ nguồn đổ về cuồn cuộn. Các em không thể tự qua sông nên phụ huynh phải đưa đi. Ngày 2 vòng, họ bơm lốp xe ô tô làm phao, cho con ngồi lên rồi kéo qua sông… Anh Hồ Quỳnh nói: “Cũng mong cho chúng nó có dăm ba cái chữ mà vất vả quá. Nhiều khi cũng đuối lắm. Không cho đi học không được mà cho đi thì nguy hiểm quá. Nước dữ thì không khéo cuốn cả cha lẫn con”.
Theo thầy Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tà Rụt, trường có 490 HS, trong đó cả trăm HS sống ở bên kia sông Đakrông. “Mỗi ngày đến lớp, các em phải lội qua sông, đối diện với nguy cơ té ngã, ướt hết quần áo sách vở, thậm chí là đuối nước”, thầy Bình thở dài.
Cũng theo thầy Bình, phía bên kia sông có dân cư đông đúc, giá như nhà nước hoặc các nhà hảo tâm đầu tư một cây cầu thì người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế và các em HS cũng không phải khổ sở, nguy hiểm nữa. Ông Hồ Văn Nhiếp, Chủ tịch UBND xã Tà Rụt, cũng thổ lộ chuyện này ông mong mỏi lắm, mà vẫn chưa thực hiện được.