Phát hiện bệnh tim bẩm sinh
Phụ huynh thường cho rằng trẻ còi cọc, chậm lớn là do biếng ăn. Trong khi thực tế, căn nguyên khiến trẻ còi cọc không phải do dinh dưỡng.
Phát hiện bệnh tim bẩm sinh
Phụ huynh thường cho rằng trẻ còi cọc, chậm lớn là do biếng ăn. Trong khi thực tế, căn nguyên khiến trẻ còi cọc không phải do dinh dưỡng.
30% cha mẹ không biết con mắc bệnh
Sau hai tuần được phẫu thuật điều trị tim bẩm sinh, bé gái Lê Thị Quỳnh N. (2 tháng tuổi, ở Thái Bình) đã bình phục rất tốt.
TS-BS Nguyễn Lý Thịnh Trường, Phó giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, cho hay bé N. được gia đình đưa đến BV trong tình trạng thở gấp, nhanh như “thở trâu” do suy tim rất nặng, được hồi sức và chuyển phẫu thuật cấp cứu. “Tim của bé có 4 tổn thương: thông liên thất, thiểu sản quai động mạch chủ; hẹp eo động mạch chủ; động mạch phổi xuất phát một phần tâm thất trái. Nếu chỉ chậm 3 – 4 ngày, cháu bé sẽ không qua khỏi do suy tim rất nặng”, BS Trường, người thực hiện ca phẫu thuật, cho hay.
TIN LIÊN QUAN
Bác sĩ ơi: Làm thế nào phân biệt sốt phát ban và ban sốt xuất huyết?
Bác sĩ ơi, bé nhà tôi bị sốt cao 4 ngày. Ngày thứ tư, bé đi khám, xét nghiệm thì thấy bạch cầu giảm, sốt xuất huyết âm tính. Vì vậy, bác sĩ kết luận sốt vi vút.
Theo BS Trường, hằng năm BV Nhi T.Ư tổ chức các đợt khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ từ 0 – 15 tuổi. Các đợt khám và thực tế điều trị cho thấy, khoảng 25 – 30% cha mẹ không biết con mình mắc bệnh tim; nhiều trẻ lớn 7 – 8 tuổi được phát hiện khi vô tình đi khám bệnh khác hoặc khám sức khoẻ tại trường. Số chẩn đoán muộn như vậy chiếm khoảng 10 – 15% trong tổng số trẻ được phát hiện về tim bẩm sinh. Do phát hiện muộn, nhiều trẻ đến BV khi đã suy tim, thậm chí suy tim nặng.
BS Trường cho rằng: “Nguyên nhân khiến trẻ bị tim bẩm sinh không được chẩn đoán kịp thời là do cha mẹ không đủ kiến thức để phát hiện; khả năng khám, chẩn đoán của cơ sở y tế cũng chưa chuyên biệt”.
TIN LIÊN QUAN
Trẻ bị sốt co giật: Những sai lầm nguy hiểm phụ huynh thường mắc phải
Thấy con sốt co giật, nhiều phụ huynh vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng nhằm cho trẻ không cắn răng, lưỡi. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng trẻ, làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Triệu chứng nghi ngờ
Theo BS Thịnh Trường, gia đình cần lưu ý các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tim bẩm sinh, trong đó đặc biệt chú ý lúc bé sinh ra và trong lúc bé phát triển có bị tím (môi) khi quấy khóc hay không. Trẻ có biểu hiện bú kém cũng có thể do bệnh tim bẩm sinh. Với trẻ bình thường, có thể bú một mạch hoặc chỉ ngưng bú hóng chuyện khi người thân hỏi chuyện; nhưng với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, sau vài ba phút bú mẹ bé phải tạm dừng, nhả ti và thở một lúc rồi mới bú lại. “Nguyên nhân trên do tình trạng bé phải gắng sức khi tim bị suy. Với em bé, bú mẹ cũng là một lao động đòi hỏi phải gắng sức. Nhưng khi tim bị suy thì bé không thể thực hiện được công việc của mình, bú mẹ bị gián đoạn”, bác sĩ nói thêm. Do đó, gia đình mà đặc biệt là người mẹ cần nhận biết bé bú kém có thể do bị suy tim để tránh hiểu sai rằng bé bú kém là do biếng ăn.
Ngoài ra, BS Trường cho biết, với các bé đang ở tuổi bú mẹ, nếu không lên cân theo mức tăng trưởng bình thường mặc dù vẫn bú mẹ đầy đủ thì cũng cần được lưu ý về bệnh tim. “Trong trường hợp tim bị suy, ngay khi cơ thể nghỉ ngơi thì tim cũng vẫn phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, khi đó năng lượng của cơ thể vẫn bị tiêu hao cho tim “vận hành”. Tình trạng này khiến năng lượng đưa vào cơ thể thay vì giúp trẻ tăng cân, phát triển thì năng lượng đó lại phải dành cho các vận động gắng sức của quả tim đã bị suy khiến trẻ còi cọc”, BS Trường lưu ý.
Có một số bệnh lý về di truyền, chuyển hóa hoặc suy dinh dưỡng bào thai khiến trẻ kém phát triển, không tăng cân đạt mức bình thường. Tuy nhiên, khi trẻ có các biểu hiện nêu trên, cần đi khám để tìm ra căn nguyên, trong đó cần lưu ý bệnh tim bẩm sinh.
TS-BS Nguyễn Lý Thịnh Trường
|
Liên Châu