Lễ 2.9 cũng là thời điểm một số dịch bệnh đang gia tăng. Các bệnh viện đã được yêu cầu duy trì nghiêm túc 4 cấp trực. Đặc biệt, các BV đầu ngành đều có đội cấp cứu lưu động, đội phòng chống dịch lưu động.
Bệnh viện tăng cường trực cấp cứu dịp lễ
Lễ 2.9 cũng là thời điểm một số dịch bệnh đang gia tăng. Các bệnh viện đã được yêu cầu duy trì nghiêm túc 4 cấp trực. Đặc biệt, các BV đầu ngành đều có đội cấp cứu lưu động, đội phòng chống dịch lưu động.
Bộ Y tế cho hay dịp nghỉ lễ 2.9 năm nay cũng là thời điểm sốt xuất huyết và một số dịch bệnh đang gia tăng nên các bệnh viện (BV) đã được yêu cầu duy trì nghiêm túc 4 cấp trực: lãnh đạo, lâm sàng, cận lâm sàng, hành chính – bảo vệ. Đặc biệt, các BV đầu ngành như: BV Hữu nghị Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư đều được yêu cầu có đội cấp cứu lưu động, đội phòng chống dịch lưu động.
“Riêng khoa khám bệnh mỗi ngày nghỉ đều có kíp 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng trực khám để giảm tải các ca khám cấp cứu. Bệnh nhân đến khám trong kỳ nghỉ lễ thường là các trường hợp bất thường sức khoẻ, diễn biến cấp tính; đau ngực, đau bụng, sốt cao, nhiều người khám do tình trạng nặng lên của bệnh mãn tính”, TS Đồng Văn Thành, Phó trưởng khoa Khám bệnh BV Bạch Mai, cho biết.
Thấy con sốt co giật, nhiều phụ huynh vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng nhằm cho trẻ không cắn răng, lưỡi. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng trẻ, làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Thông tin từ BV Nhi T.Ư cho biết, các bệnh nhi sơ sinh mắc viêm phổi nặng do nhiễm vi rút RSV vào viện đang tăng đột biến trong các tuần gần đây. Mỗi ngày, BV phải sàng lọc (test RSV) cho 80 – 120 bệnh nhân, 30 – 40% trong số đó được xác định nhiễm vi rút RSV. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, ước khoảng 30% trong tổng số gần 200 ca đang điều trị tại khoa này. Bác sĩ Trịnh Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh BV Nhi T.Ư, cho biết số bệnh nhân nặng nội trú ở mức cao, cần chăm sóc theo dõi sát sao nên trong các ngày nghỉ lễ, nhân lực vẫn được bố trí để đảm bảo yêu cầu công tác chuyên môn.
Còn tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, mặc dù dịch sốt xuất huyết đang có phần chững lại, nhưng trong dịp nghỉ lễ, BV vẫn duy trì các kíp y bác sĩ khám, xử trí cấp cứu khi có bệnh nhân.
Tiết giao mùa hiện nay là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang gia tăng, có thể bùng phát dịch, đặc biệt khi cả nước bắt đầu khai trường. Vậy phụ huynh cần phòng bệnh cho con bằng cách nào?
Tại TP.HCM, ngày 1.9, bác sĩ Nguyễn Ngọc Duy, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TP.HCM, cho biết đã có công văn chỉ đạo các BV tăng cường trực cấp cứu, đảm bảo cứu chữa kịp thời người bệnh nhập viện trong dịp lễ 2.9. Các đơn vị y tế dự phòng cũng phải tập trung trực để xử lý kịp thời các dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra nếu có.
Cùng ngày, TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho hay BV phân công trực lễ 2.9 các khoa lâm sàng mỗi ngày một kíp trực, còn cấp cứu thì thường trực 24/24. Đặc biệt, BV luôn có một kíp cấp cứu tai nạn, ngộ độc… hàng loạt. Tại BV Chợ Rẫy, cũng phân công 3 ca trực cấp cứu, mỗi ca 40 – 50 người, gồm cả bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, riêng bác sĩ là 10 người. BV còn tổ chức tăng cường đội ngũ, chuẩn bị sẵn sàng nếu có báo động về cấp cứu. Các bác sĩ khoa cấp cứu không được nghỉ phép trong dịp lễ.
Lập tổ y tế phòng chống sốt xuất huyết tại bến xe, nhà ga
Ngày 1.9, đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Nam Định. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nam Định, từ khi phát hiện ca SXH đầu tiên tại TP.Nam Định vào ngày 13.5 đến hết ngày 30.8, toàn tỉnh có 2.664 ca mắc, dịch SXH đã xuất hiện ở 10/10 huyện, TP. Đánh giá của Bộ Y tế cho thấy Nam Định là 1 trong 2 tỉnh mắc dịch nặng nhất miền Bắc (cùng với TP.Hà Nội). Bà Bùi Thị Minh Thu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định, cho biết địa phương đang thực hiện mọi biện pháp có thể để ngăn chặn dịch như cấp phát hóa chất diệt côn trùng, ấu trùng muỗi và phun hoá chất tại các địa bàn dân cư; thành lập các đội xung kích, tổ phòng chống dịch… Ngoài ra, theo bà Thu, do số người mắc bệnh tại các tỉnh ngoài về Nam Định chạy chữa chiếm số lượng lớn (1.558 người, chiếm gần 59% tổng số ca mắc) nên tỉnh đã thành lập các tổ y tế trực tại các bến xe, ga tàu tiến hành giám sát, phát hiện người có dấu hiệu mắc bệnh SXH, đưa ngay đến cơ sở y tế khám, điều trị để tránh phát triển mầm bệnh…
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay việc thành lập tổ xung kích và tổ y tế tại bến xe là cách làm hay, cần nhân rộng trong việc hạn chế phát triển mầm bệnh SXH.
Bác sĩ ơi, bé nhà tôi bị sốt cao 4 ngày. Ngày thứ tư, bé đi khám, xét nghiệm thì thấy bạch cầu giảm, sốt xuất huyết âm tính. Vì vậy, bác sĩ kết luận sốt vi vút.