29/11/2024

Sinh viên tố chủ nhà trọ chiếm đoạt tiền cọc

Lấy tiền đặt cọc rồi tìm cách làm cho người trọ không ở để chiếm đoạt tiền, chủ một nhà trọ bị hàng loạt sinh viên tố cáo.

 

Sinh viên tố chủ nhà trọ chiếm đoạt tiền cọc

Lấy tiền đặt cọc rồi tìm cách làm cho người trọ không ở để chiếm đoạt tiền, chủ một nhà trọ bị hàng loạt sinh viên tố cáo.




Người thuê trọ đến tìm phòng trọ tại 125/41 đường D1, P.25, Q.Bình Thạnh (cổng màu đen)ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN

Nhà trọ “nổi tiếng”!
Chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “nhà trọ số 125/41 đường D1, P.25, Q.Bình Thạnh” là có đến hàng trăm kết quả cảnh báo thủ đoạn của chủ nhà trọ này. Tất cả các câu chuyện đều có kịch bản giống hệt nhau.
L.T, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, kể lại: “Khi đến xem phòng, em thấy ở đây đẹp mà lại rẻ nên quyết định thuê. Em và các bạn thuê 2 phòng có 2 giá khác nhau là 1,4 triệu đồng/tháng và 2 triệu đồng/tháng. Chủ nhà dẫn đi xem phòng cho biết giờ giấc tự do, tiền điện nước các phòng chia ra để trả. Nghe hợp lý nên để giữ chỗ, nhóm tụi em đặt cọc mỗi phòng 1 triệu đồng. Nhưng khi đến nhận nhà, chủ nhà đưa ra một loạt loại tiền phải đóng khi ở: tiền rác, wifi, xe máy, máy lạnh (100.000 đồng/tháng/hạng mục), tiền nhà tăng lên sau 3 tháng 300.000 đồng… Sau khi thấy có quá nhiều phí, nhóm tụi em đòi lại tiền cọc thì chỉ được trả lại 500.000 đồng. Khi phản ứng thì bị người ở đây hùng hổ đe doạ nên cả nhóm đành phải bỏ về”.
 

Sinh viên tố chủ nhà trọ chiếm đoạt tiền cọc - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Cảnh giác trộm cắp trước cổng trường

Chỉ mới qua tuần lễ đầu tiên tựu trường, một số phụ huynh đưa đón con đến trường, mất cảnh giác đã bị kẻ gian lợi dụng sơ hở, trộm tài sản.
Sinh viên tố chủ nhà trọ chiếm đoạt tiền cọc - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Trường đại học xét bổ sung nhưng không có thí sinh!

Dù số thí sinh không nhập học đợt 1 cũng như đủ điều kiện xét tuyển bổ sung vẫn còn rất lớn nhưng nhiều trường vẫn đang gặp khó vì không tuyển được người học. Có trường vừa kết thúc tuyển bổ sung đợt 1 đã có thông báo tuyển đợt 2.
Cùng một kịch bản, T.L, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, thuê phòng và được cho biết bao điện, nước, phí gửi xe trong tiền phòng, tổng cộng là 1,3 triệu đồng/tháng. L. quyết định đặt cọc 500.000 đồng. Tuy nhiên, khi dọn đến ở, chủ nhà đưa ký bản hợp đồng thì L. mới giật mình vì nội dung hợp đồng hoàn toàn khác. Hợp đồng ghi tiền phòng là 1,3 triệu đồng/tháng, tiền điện, nước, rác, wifi, bảo vệ mỗi loại khoảng 100.000 đồng/tháng, tiền giữ xe 300.000 đồng/tháng. Tính tổng cộng thì một tháng lên tới 2,1 triệu đồng. L. quyết định không ở nữa thì không được lấy lại tiền đặt cọc.
B.V, một sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng cho biết mình đặt cọc 1 triệu đồng và chỉ được trả lại 300.000 đồng khi không đồng ý ở vì thấy các khoản tiền phải đóng quá cao. Chưa kể khi tới ở bị buộc phải đóng trước 2 tháng. V. cho biết nhiều người ở đây kể lại khi vào ở còn bị gây khó dễ đủ kiểu. Không ai được tới chơi, tiền điện nước đắt hơn tiền phòng… Ai chịu không được phải trả phòng thì xem như mất tiền trả trước. Có nhóm bạn bỏ đi mất đến 4 triệu tiền phòng.
Đ.H, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng cho biết cách đây khoảng 4 tháng có tìm đến đây thuê phòng. Khi được dẫn lên xem phòng giá 1,2 triệu đồng/tháng, H. đồng ý thuê và đặt cọc 500.000 đồng. Nhưng khi đến nhận phòng, biết có quá nhiều khoản phát sinh lớn, H. không ở nữa, đòi lại tiền cọc nhưng không được trả lại. H. mang tờ biên nhận lên Công an P.25, Q.Bình Thạnh thì được hướng dẫn sang bộ phận tư pháp của UBND P.25, Q.Bình Thạnh. Nơi này cho biết biên nhận này không có giá trị pháp lý vì không có địa chỉ nhà trọ, không có số CMND của chủ nhà trọ nên không thể hỗ trợ.
Một fanpage trên Facebook của sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cảnh báo việc này có đến khoảng 1.100 bình luận và hơn 2.600 lượt chia sẻ. Hàng trăm sinh viên vào kể lại mình từng là nạn nhân của nhà trọ số 125/41 đường D1. Nếu cộng số tiền này lại thì lên con số rất lớn. Theo thống kê của một sinh viên, với thủ đoạn đơn giản để chiếm đoạt tiền cọc như vậy, chủ nhà trọ có thể kiếm cả trăm triệu đồng/tháng.
Sinh viên tố chủ nhà trọ chiếm đoạt tiền cọc - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Nỗi buồn sư phạm

Chuyện điểm đầu vào ở các trường sư phạm địa phương tuột dốc (3 – 4 điểm/môn) khiến xã hội không khỏi lo ngại về chất lượng của người thầy tương lai đang là mối bận tâm của dư luận thời gian gần đây. 
Chính quyền sẽ vào cuộc?
Đáng chú ý, theo trình báo của sinh viên, hoạt động này của chủ nhà trọ số 125/41 đường D1 đã diễn ra nhiều năm nay.
Sáng 17.8, chúng tôi tới trước nhà trọ quan sát, thấy chỉ trong khoảng một tiếng đã có đến 8 người đến liên hệ thuê trọ. Hỏi một nhóm tân sinh viên từ Bình Định mới vào TP.HCM thì nhóm này cho biết vừa đặt cọc 2 triệu đồng cho 2 phòng và chờ ngày dọn đến ở. Chủ nhà trọ cũng chỉ nói đơn giản tiền trọ mỗi tháng và tiền điện, nước các phòng chia ra y hệt như những trường hợp trước đó.
Ông Huỳnh Ngọc Anh, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết hiện tại trường có liên kết gần 300 nhà trọ với 4.000 chỗ ở cho sinh viên. Đây là những nơi đã được khảo sát là rẻ và an toàn, có ký liên tịch với trường. Nhà trọ 125/41 D1 trường không có hợp tác và sinh viên đến đây thường là tự tìm thuê trọ mà không thông qua trường giới thiệu. Đây là địa chỉ rất nhiều sinh viên phản ánh bị mất tiền cọc vì thủ đoạn của chủ nhà trọ.
Sinh viên tố chủ nhà trọ chiếm đoạt tiền cọc - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Nhiều chỗ trọ dành cho tân sinh viên

Tìm được một chỗ trọ phù hợp luôn là mối quan tâm hàng đầu của tân sinh viên vào dịp năm học mới… Phóng viên Thanh Niên đã khảo sát nhiều nơi nhằm cung cấp thông tin để giúp tân sinh viên (SV) dễ dàng hơn trong việc tìm cho mình một chỗ ở ổn định để yên tâm học hành.
Ông Ngọc Anh cũng cho biết đã cử người qua tìm hiểu thủ đoạn của chủ nhà trọ và báo Công an P.25, Q.Bình Thạnh nhưng phía công an cho biết phải điều tra mới giải quyết được.
Tháng 9.2016, ngay trên trang web của UBND Q.Bình Thạnh cũng có nạn nhân đăng thông tin đề nghị hỗ trợ lấy lại tiền cọc. Theo đó, T., một sinh viên, cho biết cũng dính vào kịch bản y hệt và bị mất 500.000 đồng tiền cọc. Tuy nhiên, thông tin này không thấy có phản hồi.
Theo thông tin từ UBND P.25, Q.Bình Thạnh, nơi này đã tiếp nhận sự việc và tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh của chủ nhà trọ này. Hiện UBND P.25 đã yêu cầu công an phường báo cáo thêm về vụ việc, sau đó sẽ có thông tin chính thức.
Ngoài nhà trọ này, tại TP.HCM có rất nhiều nhà trọ cùng sử dụng kịch bản như trên để lấy tiền cọc của người đến thuê trọ ở đường Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp), Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận)… Đa số những người từng “ngậm đắng nuốt cay” là sinh viên. Hiện nay các sinh viên đang tập hợp danh sách các nhà trọ lừa người ở nhằm cảnh báo những người có nhu cầu ở trọ.


 

Đăng Nguyên