11/01/2025

Quy tụ bản sắc 54 dân tộc về Hội An

Sau ý tưởng lễ hội văn hóa người Cơ Tu tổ chức tại Hội An (Quảng Nam) được thực hiện, tác giả của bức ảnh nổi tiếng thế giới Nụ cười ẩn giấu – Réhahn (Pháp) tiếp tục đưa ra ý tưởng tổ chức lễ hội truyền thống quy tụ 54 dân tộc VN về phố cổ.

 

Quy tụ bản sắc 54 dân tộc về Hội An

Sau ý tưởng lễ hội văn hóa người Cơ Tu tổ chức tại Hội An (Quảng Nam) được thực hiện, tác giả của bức ảnh nổi tiếng thế giới Nụ cười ẩn giấu - Réhahn (Pháp) tiếp tục đưa ra ý tưởng tổ chức lễ hội truyền thống quy tụ 54 dân tộc VN về phố cổ.




Lễ hội văn hoá Cơ Tu tại Hội AnẢNH: HẠ MY

PV Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn nhiếp ảnh gia Réhahn (ảnh) xung quanh ý tưởng táo bạo này. 

 
 
Quy tụ bản sắc 54 dân tộc về Hội An - ảnh 1
Quy tụ bản sắc 54 dân tộc về Hội An - ảnh 2

Việc hội tụ 54 dân tộc, nếu thực hiện được thì VN sẽ là một trong số ít quốc gia đưa được các dân tộc thiểu số tham gia một lễ hội. Về du lịch sẽ đem tiếng vang lớn trên thế giới

Quy tụ bản sắc 54 dân tộc về Hội An - ảnh 3
 
 
 


Vì sao người Cơ Tu là dân tộc thiểu số đầu tiên tại VN được anh nghĩ đến để tổ chức đêm hội văn hóa tại phố cổ Hội An và cũng là điểm khởi đầu cho ý tưởng hình thành lễ hội quy tụ 54 dân tộc VN?
Từ khi bắt đầu sống tại Hội An, Cơ Tu là người dân tộc thiểu số VN mà tôi được gần gũi nhất vì họ ở tỉnh Quảng Nam. Tôi thường tham quan và du lịch tại vùng núi nơi người Cơ Tu sinh sống. Âm nhạc, trang phục, đồ thủ công truyền thống… của họ vẫn còn được lưu giữ đầy đủ. Tôi cũng muốn Quảng Nam là tỉnh đầu tiên bắt đầu dự án lễ hội của 54 dân tộc.
Anh đánh giá thế nào về sự thể hiện của người Cơ Tu trong lễ hội vừa qua?
Khi người Cơ Tu xuống Hội An, lúc nào họ cũng vui vẻ, hết mình. Tôi nghĩ, mình đã khơi dậy niềm tự hào và mong muốn được quảng bá rộng rãi văn hóa trong chính người Cơ Tu. Tôi tin rằng, sau khi nhìn thấy sự thành công của 3 đêm hội thì những dân tộc khác nhìn vào sẽ có động lực. Chính quyền cũng bắt đầu hỗ trợ mạnh mẽ hơn để đưa người dân tộc thiểu số đến Hội An, thu hút du khách đến với phố cổ. Lễ hội lần trước nhiều du khách nước ngoài cực kỳ thích thú. Có những vị khách đã ở lại với phố cổ thêm vài ngày chỉ để được hoà mình vào không khí lễ hội này đúng dịp ngày rằm mỗi tháng.
Anh mong đợi gì từ lễ hội quy tụ 54 dân tộc?
Người Cơ Tu xuống phố cổ không những tham gia lễ hội mà còn bán những sản phẩm thủ công của mình. Họ đã kiếm thêm thu nhập khá. Ngoài việc giúp người dân tộc thiểu số quảng bá văn hoá, tôi mong muốn sẽ giúp họ về mặt kinh tế. Và sau lễ hội, khách du lịch đã biết thêm về người Cơ Tu. Họ hỏi thăm tôi về địa chỉ sinh sống của người Cơ Tu và tìm đến vùng núi.
Việc hội tụ 54 dân tộc, nếu thực hiện được thì VN sẽ là một trong số ít quốc gia đưa được các dân tộc thiểu số tham gia một lễ hội. Về du lịch sẽ đem tiếng vang lớn trên thế giới. Nhiều vị khách khi đến với Bảo tàng Di sản vô giá của tôi đã hết sức bất ngờ khi biết VN tuy không rộng lớn về diện tích nhưng lại hết sức đa dạng văn hoá bởi có đến 54 dân tộc. Đã đa dạng mà còn làm được việc đưa được 54 dân tộc về Hội An thì thế giới sẽ thấy được VN rất giữ gìn văn hóa, bản sắc các dân tộc. Về kinh tế, nếu tổ chức lễ hội chắc chắn lượng khách du lịch đến với địa phương sẽ rất đông.
Đây là một dự án lớn, anh có lo lắng khi bắt tay thực hiện?
Tôi tin rằng một khi dự án được khởi động và chính quyền địa phương quan tâm tổ chức thì chắc chắn các dân tộc sẽ tham gia nhiệt tình. Điều tôi lo lắng nhất là trong số 54 dân tộc có khoảng 10 dân tộc như: Ơ Đu, Rơ Măm, Brâu… có dân số ít và văn hoá đã phai nhạt nên không còn nhiều để trưng ra. Ví dụ như trang phục thì có những làng chỉ còn vài bộ trang phục cuối cùng. Nhiều dân tộc cũng mất dần các bài hát truyền thống, điệu múa nên không có nhiều để biểu diễn.
Quy tụ bản sắc 54 dân tộc về Hội An - ảnh 4

Phụ nữ Cơ Tu say mê biểu diễn tại phố cổ Hội AnẢNH: HẠ MY

Vậy lễ hội sẽ được thực hiện thế nào để mang tầm cỡ quốc tế?
Chúng tôi sẽ tổ chức miễn phí vé cho người dân tham gia. Lễ hội văn hoá Cơ Tu đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người bạn của tôi là những doanh nghiệp lớn. Ví dụ khu nghỉ dưỡng Anantara Hội An đã hỗ trợ bữa ăn, phòng ở cho người Cơ Tu. Nhiều người quan tâm rất nhiều đến văn hoá VN và sẵn lòng ủng hộ hết mình.
Ý tưởng của tôi là mỗi ngày sẽ có những nhóm dân tộc khác nhau trình diễn những nét văn h đặc trưng. Tất nhiên, khách du lịch cũng được xem miễn phí để hoà mình vào lễ hội. Chúng tôi sẽ liên hệ với các tỉnh, từ đó các tỉnh sẽ liên hệ với các dân tộc để tổ chức, đem các đoàn đi trình diễn văn h truyền thống. Chúng tôi cũng sẽ kết nối chính quyền để xin phép một khu đất, dựng lều tạo thành một khu riêng biệt cho lễ hội. Khách du lịch có thể đến đó để giao lưu văn h, còn 54 dân tộc sẽ bán sản phẩm thủ công… Đến những ngày cuối cùng của lễ hội, từng nhóm dân tộc sẽ diễu hành quanh khu vực phố cổ. Trong lễ hội, tôi mong muốn đưa được voi từ Tây nguyên về phố cổ. Tôi chia sẻ ý tưởng này với những người bạn và họ đã để lại địa chỉ email với mong muốn sẽ nhận được thông tin để đến VN tham dự lễ hội.
Đó là ý tưởng của tôi. Đương nhiên từ ý tưởng ra thực tế cần có sự hỗ trợ lớn của nhà nước và những người quan tâm là những khách sạn lớn như Anantara. Cần một sự hỗ trợ rất lớn về kinh phí, về diện tích tổ chức, về sự động viên để các dân tộc thiểu số có thể tham gia. Tôi sẽ tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè, các đơn vị lớn để có kinh phí tổ chức.
Năm đầu tiên tổ chức lễ hội này, tôi sẽ đóng góp 50.000 USD để hỗ trợ thực hiện. Tôi mong muốn dự án sẽ thành hiện thực bởi đó là niềm đam mê văn h mà tôi đã dự định từ rất lâu.
Không gian văn hoá Pháp tại đường Phan Bội Châu
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An, cho biết từ ý tưởng đêm hội văn hoá Cơ Tu của nhiếp ảnh gia Réhahn, Sở VH-TT-DL Quảng Nam đã đứng ra chủ trì kết hợp với các địa phương Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và TP.Hội An tổ chức vào các ngày 9.6, 8.7 và 6.8 vừa qua. Vào các đêm rằm đưa văn hoá Cơ Tu xuống với phố cổ Hội An để phục vụ du khách. Ông Sơn cũng cho biết: “Chúng tôi sẽ bàn với Đại sứ quán Pháp để thiết lập không gian văn hoá Pháp tại khu vực đường Phan Bội Châu từ ý tưởng trước đây của Réhahn. Hiện UNESCO cũng rất đồng tình với dự án này”.


Hoàng Sơn 
(thực hiện)