Ăn uống tránh tiểu đường loại 2
Có thể tránh nguy cơ tiểu đường loại 2 nếu biết cách chọn dùng thực phẩm hợp lý, hạn chế và thậm chí loại bỏ những thực phẩm làm đường huyết tăng vọt.
Ăn uống tránh tiểu đường loại 2
Có thể tránh nguy cơ tiểu đường loại 2 nếu biết cách chọn dùng thực phẩm hợp lý, hạn chế và thậm chí loại bỏ những thực phẩm làm đường huyết tăng vọt.
Tiền tiểu đường được xác định khi lượng đường huyết cao hơn bình thường, nhưng không đến mức liệt vào dạng tiểu đường loại 2. Đây được xem là lời cảnh báo sớm rằng bạn đang đối mặt nguy cơ rất cao mắc chứng tiểu đường, gấp từ 10 – 20 lần so với những người có đường huyết bình thường. Vào thời điểm này, chế độ ăn sẽ tác động mạnh đến nguy cơ bị tiểu đường hay không. Các nghiên cứu trên thế giới, bao gồm Phần Lan, Trung Quốc và Mỹ, cho thấy các chương trình ngăn chặn tiểu đường hoặc trì hoãn diễn tiến căn bệnh. Khi con người ăn uống hợp lý, giảm trọng lượng cơ thể từ 5 – 10% và đi bộ 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, họ sẽ giảm nguy cơ tiểu đường dạng 2 khoảng 58% trong vòng 2 năm.
TIN LIÊN QUAN
Công dụng tuyệt vời của trái bắp
Bắp là nguồn giàu vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Hai loại chất chống ô xy hóa zeaxanthin và lutein có nhiều trong bắp tốt cho sức khoẻ mắt và làn da.
Tạp chí The Conversation dẫn lời Giáo sư Clare Collins và đồng sự ở Đại học Newcastle (Anh) đã đưa ra những lời khuyên hữu ích sau khi triển khai và quan sát những người tình nguyện tham gia chương trình ngăn chặn tiểu đường trong vòng 6 tháng. Trung bình họ giảm được 5,5 kg và cải thiện được lượng đường huyết theo hướng tốt hơn:
Nhiều trái cây, rau quả. Kết quả phân tích lại những cuộc nghiên cứu với hơn 179.000 người tham gia cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 giảm ở nhóm người ăn nhiều trái cây và rau quả hơn mọi nhóm còn lại. Hiệu quả tác động lớn nhất thuộc về nhóm rau lá xanh đậm như cải bó xôi, cải cầu vồng, cải bắp, cải xoăn, các loại rau cải châu Á (chẳng hạn rau muống, cải bẹ xanh…), rau diếp, bông cải xanh, cải xoong.
Tránh xa nước ngọt. Từ 17 cuộc nghiên cứu dân số ở Mỹ và Anh, các chuyên gia xác định được mối liên hệ giữa thói quen uống nước ngọt và bệnh tiểu đường. Trong vòng 10 năm, hơn 38.000 người đã bị tiểu đường loại 2 vì thói quen này. Sau khi tính toán, mỗi phần nước ngọt uống thêm hằng ngày có liên quan đến việc tăng 13% nguy cơ mắc chứng tiểu đường.
TIN LIÊN QUAN
Những dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin D
Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thu hiệu quả can xi từ thực phẩm. Nếu thiếu vitamin D, bạn dễ có nguy cơ bị loãng xương và một số triệu chứng sau:
Chế độ ăn nhiều thực vật. Báo cáo thực hiện trên 200.000 người trong cuộc nghiên cứu ở Mỹ đã theo dõi lượng thức ăn từ nguồn thực vật với nguy cơ tiểu đường trong hơn 20 năm. Kết quả cho thấy những người ăn nhiều thực vật và ít thịt giảm được 20% nguy cơ phát bệnh, trong khi nhóm ăn nhiều nhất các loại như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả… giảm được nguy cơ mắc chứng tiểu đường đến 34%. Trong số những người chọn lựa những dạng thực vật ít lành mạnh hơn, như ngũ cốc tinh chế, khoai tây, nước ép, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 16%.
Chất bột đường. Những thực phẩm có chỉ số bột đường cao tiêu hóa nhanh hơn, dẫn đến sự gia tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Nên tham khảo các chỉ số, tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn thực phẩm phù hợp.
Tác dụng của cà phê. Cà phê chứa các hoạt chất sinh học hỗ trợ điều tiết lượng đường huyết. Trong đó, chiết xuất a xít chlorogenic có trong loại thức uống này giúp cải thiện hoạt động trao đổi chất của đường glucose và tình trạng nhạy insulin, trong khi a xít caffeic tăng cường tốc độ cơ bắp sử dụng đường glucose. Đây là lý do tại sao trong suốt 28 báo cáo với sự tham gia của hơn 1 triệu người trưởng thành, nhóm uống cà phê lại ít bị tiểu đường loại 2.
TIN LIÊN QUAN
Lấy hàng chục dị vật trong đường tiêu hóa của bệnh nhân
Sáng 15.7, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện có biểu hiện chướng bụng. Kết quả chụp X-quang cho thấy trong dạ dày chứa nhiều dị vật với các hình dạng khác nhau
Tụ Yên