18/11/2024

Cầu vượt vắng xe, lòng đường kẹt cứng

Kẹt xe không giảm dù nhánh cầu vượt đầu tiên đã đưa vào sử dụng ở vòng xoay Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp và Phú Nhuận, TP.HCM), nhưng tăng ở ngã sáu Gò Vấp nơi thi công nhánh cầu vượt thứ hai.

 

Cầu vượt vắng xe, lòng đường kẹt cứng

 Kẹt xe không giảm dù nhánh cầu vượt đầu tiên đã đưa vào sử dụng ở vòng xoay Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp và Phú Nhuận, TP.HCM), nhưng tăng ở ngã sáu Gò Vấp nơi thi công nhánh cầu vượt thứ hai.

 

 

 

Cầu vượt vắng xe, lòng đường kẹt cứng
Không nhiều xe chạy lên cầu vượt Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn (Q.Phú Nhuận – Q.Gò Vấp, TP.HCM) – Ảnh: HỒNG LY

Sẽ điều chỉnh luồng xe

Ngày 5-7, sau 2 ngày thông xe cầu vượt nút giao Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn (Q.Phú Nhuận – Q.Gò Vấp), Tuổi Trẻ ghi nhận số lượng xe chạy trên cầu rất ít.

Vào giờ cao điểm buổi sáng, từ 7h30 – 8h, đếm bình quân trong 5 phút có khoảng 35 – 40 xe máy, ôtô và xe buýt từ đường Hoàng Minh Giám chạy lên cầu vượt về đường Nguyễn Thái Sơn. Còn vào giờ cao điểm buổi chiều, bình quân trong 5 phút số lượng xe lên cầu vượt có nhiều hơn buổi sáng nhưng cũng chỉ khoảng 80 – 90 xe.

Trái ngược với hình ảnh trên cầu vượt thưa thớt xe, bên dưới cầu là cả một rừng xe chen chúc nhau từ hướng đường Nguyễn Kiệm vượt qua nút giao này vào đường Hoàng Minh Giám và hướng từ đường Phạm Văn Đồng về Hoàng Minh Giám xe buýt, xe tải, xe máy chen chúc nhích từng chút một.

Cảnh sát giao thông, lực lượng dân quân tự vệ rất khó khăn để điều phối giao thông tại đây.

Phải chăng rất ít xe lưu thông trên nhánh cầu từ Hoàng Minh Giám về Nguyễn Thái Sơn là do khảo sát tính toán xây cầu vượt chưa sát với thực tế? Trả lời câu hỏi này, ông Trịnh Linh Phương, phó giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 3 (gọi tắt là Khu 3), Sở Giao thông vận tải TP.HCM, thừa nhận số lượng xe lưu thông trên nhánh cầu này còn ít.

Lý do theo ông Phương là nhiều người có thói quen đi từ đường Nguyễn Kiệm đến vòng xoay rẽ về Nguyễn Thái Sơn. Do đó, Khu 3 sẽ cho lắp ngay biển báo chỉ dẫn từ đường Nguyễn Kiệm rẽ vào đường Đặng Văn Sâm ra đường Hoàng Minh Giám, lên cầu vượt để góp phần giảm kẹt xe ở vòng xoay.

Cũng theo ông Trịnh Linh Phương, việc xây dựng nhánh cầu vượt Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn chủ yếu phục vụ cho xe lưu thông từ đường Phổ Quang, Hoàng Minh Giám hướng về Q.Gò Vấp, Q.12.

Hơn nữa, ở hai đoạn đường Phổ Quang và Hoàng Minh Giám đang có dự án mở rộng đường trong thời gian tới nên chắc chắn lượng xe ở khu vực này tăng lên sẽ qua cầu vượt nhiều hơn…

Bao giờ xây nhánh cầu cho hướng xe lưu thông từ đường Nguyễn Kiệm về đường Hoàng Minh Giám để giải quyết kẹt xe nặng nề cho hướng xe lưu thông từ Q.12, Gò Vấp vào trung tâm TP? Ông Trịnh Linh Phương cho biết Khu 3 đang họp bàn với Bệnh viện 175 về việc giải tỏa tường rào bệnh viện để có mặt bằng và trong tháng 7 này sẽ thi công nhánh cầu nói trên (dự kiến đến tháng 10-2017 làm xong).

Còn nhánh cầu từ đường Nguyễn Kiệm về đường Nguyễn Thái Sơn, Khu 3 vừa họp bàn với UBND Q.Gò Vấp giải tỏa nhà 30 hộ dân ở đường Nguyễn Kiệm để trong tháng 10 tới thi công và hoàn thành vào cuối năm nay.

Cầu vượt vắng xe, lòng đường kẹt cứng
Xe cộ chen nhau ở vòng xoay Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn (ảnh chụp lúc 18h ngày 5-7) – Ảnh: HỒNG LY

Xử lý kẹt xe ở công trình cầu vượt ngã sáu Gò Vấp

Kẹt xe ở ngã sáu Gò Vấp (Q.Gò Vấp) thì lại tăng lên khi đơn vị thi công nhánh cầu thứ hai từ đường Nguyễn Oanh về đường Phạm Ngũ Lão dựng “lô cốt” ở gần đầu đường Phạm Ngũ Lão.

Cụ thể, dòng xe trên đường Phạm Ngũ Lão kẹt nối dài vài trăm mét phải “bò” chậm chạp về hướng nút giao ngã sáu Gò Vấp. Còn ở đường Nguyễn Văn Nghi, xe cũng phải nhích từng chút một.

Trong khi đó, rất đông xe từ đường Quang Trung, Nguyễn Kiệm đổ về khiến giao thông tại đây kẹt cứng, xe buýt đứng yên tại chỗ… Đoạn đường đi qua khu vực này chỉ gần 100m, nhưng vào giờ cao điểm người đi đường phải mất hơn 30 phút mới có thể vượt qua được.

“Chỗ này kẹt thường xuyên chứ không chỉ mỗi giờ cao điểm. Cầu chưa xây xong, đơn vị thi công lắp luôn cái ‘lô cốt’ ở đó nên người ta chạy lộn xộn. Khi có cảnh sát giao thông đến điều phối thì đỡ kẹt, còn không thì cứ kẹt mãi” – một người dân tại khu vực này cho biết.

Theo ông Trịnh Linh Phương, kẹt xe tại ngã sáu Gò Vấp tăng lên là do phải sử dụng xe máy thiết bị thi công khoan cọc trụ cầu chiếm dụng lớn diện tích mặt đường. Do đó, dự kiến sau 15 ngày nữa (khoảng 20-7), sau khi thi công xong cọc trụ cầu sẽ dọn thiết bị xe máy và thu hẹp ngay hàng rào công trình.

“Theo kế hoạch, công trình thi công trong 175 ngày, nhưng đơn vị thi công sẽ cố gắng rút ngắn thời gian thi công, làm xong công trình trong tháng 10 tới” – ông Phương cho biết.

NGỌC ẨN – HỒNG LY