28/11/2024

‘Cháy hàng’ sách sử Việt

Chỉ trong 4 giờ ra mắt, 1.000 cuốn sách Sử Việt – 12 khúc tráng ca với bản in đặc biệt đã được mua hết. Và chỉ trong vài ngày, 5.000 cuốn đã bán hết qua mạng, trước khi chính thức phát hành từ hôm qua (26.6).

 

‘Cháy hàng’ sách sử Việt

Chỉ trong 4 giờ ra mắt, 1.000 cuốn sách Sử Việt – 12 khúc tráng ca với bản in đặc biệt đã được mua hết. Và chỉ trong vài ngày, 5.000 cuốn đã bán hết qua mạng, trước khi chính thức phát hành từ hôm qua (26.6).




Độc giả xếp hàng chờ ký tặng sáchẢNH: DƯƠNG QUỲNH

Buổi ra mắt cuốn sách Sử Việt – 12 khúc tráng ca (NXB Hội Nhà văn, nhãn sách Bão ấn hành) diễn ra chiều 25.6 tại Hà Nội, thu hút khoảng 500 người tham dự, phần lớn là những người trẻ. Trước dòng người xếp hàng dài để mua sách nhưng số lượng không đáp ứng đủ, ban tổ chức phải cho bốc thăm dành suất mua sách cuối cùng cho 100 độc giả.
Một cuốn sách lịch sử vì sao lại tạo nên sức hút lớn đến vậy, chủ yếu là với những người trẻ?
Phù hợp thị hiếu người trẻ
Sử Việt – 12 khúc tráng ca là cuốn sách đầu tay của Dũng Phan, với những câu chuyện về những vị anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước (Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Lê Thái Tổ, Quang Trung – Nguyễn Huệ…), được viết dựa trên những tư liệu trong chính sử cùng những nhận định, đánh giá của tác giả. Trong khi nhiều sách sử được viết dưới dạng biên niên, chủ yếu là thống kê, thì Dũng Phan lại nắm bắt được thị hiếu đọc của người trẻ, tạo nên sự dẫn dắt hấp dẫn vào những câu chuyện lịch sử. Dũng Phan nói anh “né” những thông tin lịch sử đang còn gây tranh cãi và muốn cuốn sách của mình giống sự chắt lọc từ những tư liệu lịch sử đã được xác tín.
 

'Cháy hàng' sách sử Việt


 
 
'Cháy hàng' sách sử Việt - ảnh 2

Lịch sử là bài học tiền nhân. Đây cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuốn sách của tôi

'Cháy hàng' sách sử Việt - ảnh 3
 

Dũng Phan, tác giả Sử Việt – 12 khúc tráng ca

 

Anh cũng đưa ra một số kiến giải riêng, như lý giải vì sao chỉ đến chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng mới chấm dứt được 1.000 năm Bắc thuộc, trong khi các cuộc khởi nghĩa trước đó của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng hay Mai Thúc Loan chỉ là những chiến thắng ban đầu gây tiếng vang rồi nhanh chóng bị dập tắt; câu trả lời liên quan đến dòng họ Khúc đã đặt nền móng tự chủ cùng với 2 nhân vật Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo. Hay với Hồ Quý Ly, anh vẫn xem ông là một nhà cải cách vượt tầm phong kiến: vào giai đoạn mà những nhà nho xem việc ra câu đối là văn hóa đương thời; sĩ tử làm bài phú hay sẽ được chọn ra làm quan…; Hồ Quý Ly lại đưa toán học vào đề thi, phê phán Nho giáo chuộng hình thức, đẩy mạnh việc thực hành nhiều hơn…

Trần Vũ, độc giả tham dự lễ ra mắt sách tại Hà Nội, nói: “Những câu chuyện đọc rất hấp dẫn, cuốn hút, cứ thấm vào một cách tự nhiên”.
Đọc sử bằng trái tim hướng thiện và khối óc tư duy
Dũng Phan nói anh không dám nhận mình là nhà nghiên cứu độc lập mà chỉ là người trẻ viết sử. “Lịch sử là bài học tiền nhân. Đây cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuốn sách của tôi”, Dũng Phan chia sẻ. Tại buổi ra mắt sách, có bạn trẻ hỏi: “Anh học được bài học gì từ lịch sử?”. Dũng Phan trả lời: “Bài học lớn nhất với tôi thấm từ câu nói của Giáo sư Cao Huy Thuần khi ông nhận giải thưởng Phan Châu Trinh: “Tôi là ai? Dân tộc tôi là ai? Là gì? Là thế nào? Chúng ta cần hiểu vì sao đất nước trải qua 1.000 năm Bắc thuộc nhưng vẫn giữ được nước, giữ được tiếng nói của mình”. Có bạn trẻ bày tỏ về những phân vân khi đứng trước nhiều luồng thông tin lịch sử không biết đâu là đúng, sai trên mạng xã hội. “Các bạn hãy đọc lịch sử bằng trái tim hướng thiện và bằng cả khối óc biết tư duy”, Dũng Phan nói.
Buổi ra mắt sách bỗng chốc trở thành buổi chia sẻ suy nghĩ về việc dạy sử, học sử, thậm chí trăn trở cả về thái độ với lịch sử… “Sự chờ đón của các bạn với cuốn sách là lời đáp trả cho những ý kiến chê trách giới trẻ thờ ơ với lịch sử. Tôi nhận thấy bản thân mỗi người trẻ đều yêu nước, yêu dân tộc, yêu quê hương mình, yêu sử Việt”, Dũng Phan bày tỏ.
Từ ảo đến thực
Dũng Phan, tên thật là Phan Trần Việt Dũng, sinh tại Quảng Bình, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đang làm việc tại một công ty xây dựng ở TP.HCM. Anh còn là một cây viết được yêu thích của trang fanpage The X file of history với hơn 120.000 người theo dõi. Phần lớn những người đến tham dự buổi ra mắt sách đều đã đọc những bài viết của Dũng Phan trên fanpage, nhưng không nhiều người biết anh là ai. Họ tò mò muốn biết tác giả bao nhiêu tuổi, hay “đầu có bị hói vì đọc nhiều”… “Buổi sáng tôi làm kỹ sư xây dựng, buổi tối tôi ngồi viết báo, viết sách”, tác giả 29 tuổi tự họa đơn giản về mình.


 

Ngọc An