05/11/2024

Đô thị di sản đối diện thách thức mới

Trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 6, hôm qua 14.6 tại TP.Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ Ngoại giao, UNESCO, Uỷ ban Quốc gia UNESCO VN, Tổ chức UN-Habitat tại VN tổ chức hội thảo quốc tế về bảo tồn, phát huy giá trị các đô thị di sản.

 

Đô thị di sản đối diện thách thức mới

Trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 6, hôm qua 14.6 tại TP.Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ Ngoại giao, UNESCO, Uỷ ban Quốc gia UNESCO VN, Tổ chức UN-Habitat tại VN tổ chức hội thảo quốc tế về bảo tồn, phát huy giá trị các đô thị di sản.

Cùng với các đô thị di sản khác, Hội An đang đối diện nhiều thách thức về môi trường và phát triển	 /// Ảnh: Gia Khiêm

Cùng với các đô thị di sản khác, Hội An đang đối diện nhiều thách thức về môi trường và phát triểnẢNH: GIA KHIÊM

Hội thảo lần này tập trung vào 2 vấn đề chính là quy hoạch kiến trúc và phát triển bền vững tại các khu đô thị di sản; quản lý di sản và cộng đồng địa phương.
Theo ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tuy Hội An liên tục được UNESCO ghi nhận là một trong những nơi thực hiện tốt công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hoá ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng vẫn đang đứng trước những nguy cơ, thách thức mới như ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng, dẫn đến xói lở bờ biển hay tình trạng bồi cạn, ngập úng. Bên cạnh đó, mật độ dân số và thành phần dân cư trong đô thị cũng như tác động mặt trái của tốc độ đô thị h, phát triển du lịch lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa, cảnh quan môi trường sống, cảnh quan di tích, cháy nổ… đã gây áp lực lớn lên đô thị di sản Hội An.
Trong khi đó, theo UNESCO, không riêng Hội An mà hầu hết các đô thị di sản ở châu Á, đặc biệt là các thành phố dọc bờ biển đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển không gian xung quanh các khu vực di sản vật thể và thiên nhiên của địa phương là một thách thức rất lớn với các chính quyền. Sự phát triển du lịch với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng đã góp phần cải thiện nguồn sinh kế và thu nhập cho người dân, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, các khu dân cư mới hình thành kéo theo các vấn đề về vệ sinh môi trường, giao thông và an ninh. Bên cạnh đó, khu vực phát triển tiếp giáp với khu vực di sản rất cần được thiết kế sao cho phù hợp, đảm bảo tính hợp nhất giữa truyền thống và hiện đại. Sự kết nối này giúp bảo tồn các giá trị di sản, đồng thời tạo ra sức sống mới cho chính các giá trị đó thông qua các hoạt động phát triển kinh tế.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế và trong nước tập trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, đề ra các giải pháp, phương thức hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát triển di sản phù hợp với nhu cầu mà không làm ảnh hưởng phát triển kinh tế bền vững của cộng đồng dân cư, cũng như phá vỡ cảnh quan môi trường. Đồng thời kiến nghị chính phủ các nước, trong đó có VN chủ động tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào quá trình bảo tồn, bảo vệ di sản.
 

Dịp này, Tuyên bố Hội An 2017 về bảo tồn và phát triển các đô thị di sản trong bối cảnh đô thị h và tăng trưởng kinh tế cũng đã được thông qua.
Tối 14.6, tại TP.Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam đã bế mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 6 với chủ đề Hành trình kết nối di sản. Lễ hội khép lại sau một tuần diễn ra hàng loạt sự kiện, chương trình văn hoá, nghệ thuật, thể thao quy mô, hoành tráng mang tầm quốc tế. Theo ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức Festival di sản Quảng Nam lần thứ 6, hơn 2.000 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân, vận động viên, nhà khoa học, doanh nhân đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và 35 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham gia festival lần này.

 

Hữu Trà