05/11/2024

Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc cần minh bạch thu chi

Theo mẫu hợp đồng uỷ quyền của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN, trung tâm có thể được hưởng tới 25% thu nhập của nhạc sĩ.

 

Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc cần minh bạch thu chi

Theo mẫu hợp đồng uỷ quyền của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN, trung tâm có thể được hưởng tới 25% thu nhập của nhạc sĩ.



CLB tập thể hình, thẩm mỹ  tại trung tâm thương mại cũng nằm trong danh mục cần thu tác quyền của VCPMC /// Ảnh: Ngọc Thắng

CLB tập thể hình, thẩm mỹ tại trung tâm thương mại cũng nằm trong danh mục cần thu tác quyền của VCPMCẢNH: NGỌC THẮNG

Giữ lại tối đa 25%
Trang web của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) có đưa lên mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý và khai thác quyền tác giả âm nhạc. Những người muốn ủy quyền cho VCMPC có thể tải mẫu này xuống, sau đó điền và ký kết hợp đồng. Trong đó, tại điều 5.5 có nội dung như sau: “Được sự đồng ý của Bên A và sự cho phép của các cơ quan quản lý nhà nước, Bên B (VCPMC – NV) giữ lại một phần thu nhập của bên A để dùng cho chi phí hoạt động. Tỷ lệ bình quân giữ lại tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực sử dụng tác phẩm và từng thời kỳ, tối đa không quá 25%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần theo thời gian và được thông báo rõ cho bên A”.
Trên trang web của VCPMC có ghi rõ nguyên tắc hoạt động của trung tâm, một trong những nguyên tắc ấy là: “Phi lợi nhuận. Hoạt động không nhằm kinh doanh sinh lợi nhuận mà vì mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc”. Trong mục hỏi đáp của trang web này, có câu hỏi: “Đã gọi là phi lợi nhuận sao còn trích lại % ở các lĩnh vực mà VCPMC thu (lĩnh vực biểu diễn 25%, lĩnh vực sao chép 5%…). Đó là mức phí do VCPMC đặt ra hay do điều khoản nào của luật pháp VN?”. Câu trả lời như sau: “Thu phí để duy trì các hoạt động kể trên, mức phí được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế và các điều luật trong Bộ luật Sở hữu Trí tuệ của Nhà nước CHXHCN VN và được sự đồng thuận của các nhạc sĩ trong nước và quốc tế, qua hợp đồng ủy thác của các cá nhân và các hợp đồng song phương với các tổ chức tương ứng tại các quốc gia khác. Mức phí đó được căn cứ theo mức độ lao động và các hoạt động kỹ thuật kèm theo, được minh bạch hóa trước các cơ quan chức năng và kiểm toán quốc tế”.
 

Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc cần minh bạch thu chi1

Bãi đỗ xe tại trung tâm thương mại cũng nằm trong danh mục cần thu tác quyền của VCPMCẢNH: NGỌC THẮNG

Cơ sở nào để giữ 25% ?
Về tỷ lệ 25% mà VCPMC giữ lại, luật sư Lê Quang Vinh, Công ty Bross và cộng sự, cho biết đây là một hợp đồng dân sự, một hợp đồng uỷ thác và phía VCPMC nhận phí uỷ thác để chi trả chi phí hoạt động văn phòng và con người. Nếu thu được ít thì thậm chí còn lỗ. Vì thế, vấn đề đặt ra là 25% của bao nhiêu tiền, vì nếu nhiều quá lại vượt ra khỏi ranh giới việc phi lợi nhuận. Ông Vinh cũng lưu ý việc thu chi cần minh bạch trong báo cáo tài chính để tránh việc nghi ngờ trung tâm có hoạt động phi lợi nhuận thật không.
 
 
Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc cần minh bạch thu chi - ảnh 2

Nếu VCPMC nói thu dựa trên thông lệ quốc tế, thì đề nghị cho biết dựa trên thông tin nào, ở đâu… Nói tham khảo quy định, thì dẫn ra quy định nào cho rõ ràng. Người phải trả phí có quyền được biết

Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc cần minh bạch thu chi - ảnh 3
 

Luật sư Lê Quang Vinh

 

Hiện tại, theo báo cáo của VCPMC: “Trong năm 2016, tổng số tiền thu được đã trừ thuế là: 72.978.381.582 đồng, tăng 6,1% so với năm 2015”. Luật sư sở hữu trí tuệ Trần Anh Dũng nhận xét: “Nói chung, cần phải hiểu rằng mức phí là do VCPMC đưa ra, chứ không phải được luật định. Còn căn cứ và cơ sở nào để xây dựng mức phí cũng như mức trích thù lao thì chỉ có VCPMC mới giải trình được. Tuy nhiên, trả lời như trên thì không rõ VCPMC đã xây dựng trên cơ sở nào. Việc kiểm toán chỉ rõ ở vấn đề minh bạch thu chi, chứ không phải là cơ sở xây dựng các mức thu này”.

Về điều này, luật sư Lê Quang Vinh cũng cho rằng: “Nếu VCPMC nói thu dựa trên thông lệ quốc tế, thì đề nghị cho biết dựa trên thông tin nào, ở đâu. Đại diện trung tâm nói tham khảo quy định, thì dẫn ra quy định nào cho rõ ràng. Người phải trả phí có quyền được biết, đó mới là minh bạch”.
Phải chứng minh tư cách pháp lý khi được ủy quyền
Trang web của VCPMC còn có biểu giá thu tác quyền, trong đó có nhiều mục thu khác nhau với các đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, có việc thu tác quyền với các ti vi trong phòng khách sạn. Việc thu tác quyền này mới đây đã bị Cục Bản quyền (Bộ VH-TT-DL) yêu cầu dừng lại cho đến khi hoàn thành một số thủ tục pháp lý.
Cũng trong biểu giá này có mức thu phí với các trung tâm thể dục thể thao, phòng họp khách sạn, bãi đỗ xe có sử dụng nhạc nền thông qua bản ghi âm, ghi hình. Chẳng hạn phòng hội thảo, hội nghị sẽ phải trả phí theo sức chứa. Phòng có 1 – 100 chỗ ngồi sẽ phải trả 3,5 triệu đồng/năm; mỗi chỗ ngồi tăng thêm phải trả 30.000 đồng/chỗ ngồi/năm. Hay các CLB, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm chăm sóc sức khoẻ diện tích từ 1 – 100 m2 trả 2 triệu đồng/năm, mỗi 50 m2 gia tăng sẽ phải trả 700.000 đồng/năm.
Trong biểu giá bản quyền âm nhạc còn có đoạn: “Mức nhuận bút sử dụng tác phẩm âm nhạc này còn được tiếp tục bổ sung các mức nhuận bút áp dụng cho các lĩnh vực chưa đề cập ở trên. Đối với các hình thức sử dụng chưa được cập nhật trong Bảng mức nhuận bút sử dụng tác phẩm âm nhạc này, VCPMC sẽ căn cứ vào lĩnh vực sử dụng, hình thức sử dụng, quy mô sử dụng… để đưa ra mức nhuận bút phù hợp với thực tế sử dụng”. Có nghĩa là ngoài các mục trên, nhiều hoạt động khác cũng có thể bị thu tác quyền âm nhạc. Mới đây, trong một cuộc trao đổi với báo chí, ông Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC, cũng cho rằng mình có quyền thu tác quyền với các bệnh viện có sử dụng âm nhạc.
Luật sư Trần Anh Dũng cho rằng về nguyên tắc, việc sử dụng âm nhạc để kinh doanh thì phải trả tiền tác quyền cho tác giả sáng tác, tuy nhiên cách thức thu như thế nào lại là vấn đề. Ví dụ, đơn vị không sử dụng nhạc của tác giả uỷ quyền cho VCPMC thì đâu có nghĩa vụ phải trả tác quyền cho VCPMC. “Đây là một giao dịch dân sự bình thường và đương nhiên người sử dụng có quyền yêu cầu chứng minh tư cách pháp lý của đơn vị được uỷ quyền. Cũng nên nhớ, không phải mọi tác giả đều ủy quyền cho VCPMC”, ông Dũng nói.

 

Trinh Nguyễn