02/11/2024

Cảnh sát kiểm tra hành chính trên đường từ 21 giờ ở TP.HCM

Tối 9.6, PV Thanh Niên theo chân đội CSGT Bàn Cờ thuộc Phòng PC67 ghi nhận việc kiểm tra. Tổ công tác gồm nhiều chiến sĩ CSGT, CSCĐ… chốt tại giao lộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng (Q.3).

 

Cảnh sát kiểm tra hành chính trên đường từ 21 giờ ở TP.HCM

Tối 9.6, PV Thanh Niên theo chân đội CSGT Bàn Cờ thuộc Phòng PC67 ghi nhận việc kiểm tra. Tổ công tác gồm nhiều chiến sĩ CSGT, CSCĐ… chốt tại giao lộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng (Q.3).



Có chủ phương tiện không hợp tác với tổ công tác

Nhằm trấn áp tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, chạy xe gây rối trật tự công cộng có chiều hướng diễn biến phức tạp vào dịp hè, đồng thời chủ động phát hiện các dấu hiệu tội phạm khác, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67) Công an TP.HCM đã lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý.
Theo kế hoạch, từ đầu tháng 6, hằng đêm từ 21 giờ, các tổ công tác liên ngành gồm CSGT, CSĐT tội phạm về TTXH, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, công an các quận… tiến hành kiểm tra hành chính các phương tiện, trong đó tập trung vào các thanh thiếu niên điều khiển xe dàn hàng ngang, có biểu hiện nghi vấn tham gia tụ tập, chạy xe gây rối, xe thay đổi kết cấu, người có biểu hiện uống rượu bia, những người nghi vấn phạm tội, cất giấu vũ khí, công cụ hỗ trợ, ma túy…
Cảnh sát kiểm tra hành chính trên đường từ 21 giờ ở TP.HCM - ảnh 2

Kiểm tra nồng độ cồn ở giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng, Q.3

Đủ kiểu vi phạm…
Tối 9.6, PV Thanh Niên theo chân đội CSGT Bàn Cờ thuộc Phòng PC67 ghi nhận việc kiểm tra. Tổ công tác gồm nhiều chiến sĩ CSGT, CSCĐ… chốt tại giao lộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng (Q.3). Khoảng 22 giờ 50, ông C. đi xe máy bị tổ tuần tra dừng phương tiện để kiểm tra hành chính và đo nồng độ cồn. Sau khi lập biên bản với các lỗi nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, không có giấy đăng ký xe thì ông này không chịu ra về mà dùng điện thoại ghi hình… tổ công tác!
Trước đó ít phút, một người đàn ông điều khiển xe tay ga, mặt đỏ bừng, khi bị CSGT thổi vào kiểm tra không những không hợp tác mà liên tục dùng điện thoại gọi cho “người quen”. Tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ nhưng người này không chấp hành, sau đó… bỏ xe, đi bộ hướng về trung tâm TP. Lực lượng liên ngành đã liên hệ công an phường đến niêm phong chiếc xe để đưa về chờ xử lý.
Cảnh sát kiểm tra hành chính trên đường từ 21 giờ ở TP.HCM - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Người chạy xe không có bảo hiểm xe bị CSGT phạt bao nhiêu?

Các phương tiện tham gia giao thông phải có bảo hiểm là quy định bắt buộc, thế nhưng nhiều người vẫn không chú ý đến quy định này. Vậy quy định nào bắt buộc mua bảo hiểm và không có bảo hiểm xe bị phạt bao nhiêu?
Cán bộ CSGT chỉ huy tổ tuần tra cho biết: “Việc xử lý gặp nhiều khó khăn vì chủ phương tiện thường xuyên chống đối. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì việc kiểm tra sau 21 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau nhằm ngăn chặn tình trạng tụ tập, đua xe trái phép”.
Cảnh sát kiểm tra hành chính trên đường từ 21 giờ ở TP.HCM - ảnh 4

CSGT lập biên bản xử lý người vi phạm

Cùng thời điểm trên, tại các khu vực giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ (Q.5), vòng xoay Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), ngã tư Bình Phước – Xa lộ Hà Nội (Q.Thủ Đức)… các tổ liên ngành cũng thực hiện kiểm tra phương tiện vi phạm.
Cảnh sát kiểm tra đúng quy trình
Trong nhiều đợt ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự trị an, lực lượng liên ngành của công an TP cũng thường xuyên kiểm tra hành chính người tham gia giao thông, nhưng thường từ sau 23 giờ. Tuy nhiên, kế hoạch kiểm tra lần này bắt đầu từ 21 giờ, thời điểm phương tiện đi lại trên đường còn khá đông, dẫn đến một số ý kiến lo ngại có thể phát sinh phiền phức cho người dân khi đi lại.
Về vấn đề này, trung tá Huỳnh Trung Phong – Trưởng phòng PC67, cho biết với kế hoạch đang triển khai, lực lượng CSGT thực hiện đúng theo quy định về quyền hạn tuần tra, kiểm soát giao thông, nhằm kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định, cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Cảnh sát kiểm tra hành chính trên đường từ 21 giờ ở TP.HCM - ảnh 6

Tổ tuần tra kết hợp giữa CSGT và CSCĐ hỗ trợ xử lýẢNH: NGỌC DƯƠNG

Từng cán bộ chiến sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, linh hoạt, khéo léo trong xử lý các tình huống, đồng thời kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng chức năng để tránh làm cho tình hình thêm diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, CSGT cũng xây dựng cơ chế phối hợp cùng công an 24 quận, huyện tổ chức thực hiện, thông tin liên lạc, phối hợp nhanh chóng khi nhận được tin báo. Trường hợp cần thiết, lực lượng CSGT và các lực lượng phối hợp phải lập biên bản, xác minh ban đầu và bàn giao đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm, phạm tội cho công an các phường, xã có biện pháp xử lý đúng quy định pháp luật, tránh tạo sự hiếu kỳ và dư luận xấu trong nhân dân.
Cảnh sát kiểm tra hành chính trên đường từ 21 giờ ở TP.HCM - ảnh 7

TIN LIÊN QUAN

Người chạy xe không có bảo hiểm xe bị CSGT phạt bao nhiêu?

Các phương tiện tham gia giao thông phải có bảo hiểm là quy định bắt buộc, thế nhưng nhiều người vẫn không chú ý đến quy định này. Vậy quy định nào bắt buộc mua bảo hiểm và không có bảo hiểm xe bị phạt bao nhiêu?
Bảo hiểm xe máy 10.000 đồng chỉ là “chiêu” bán hàng
Khi dừng xe kiểm tra hành chính, cảnh sát sẽ kiểm tra giấy tờ tuỳ thân như CMND, giấy phép lái xe (xe trên 50 cm3), giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô – xe máy còn hiệu lực… Có ý kiến cho rằng hiện bảo hiểm xe máy bán tràn lan trên lề đường với giá chỉ từ 10.000 đồng, thật giả lẫn lộn nên việc buộc xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy là “không thực chất”.
Chiều 9.6, chúng tôi ghé vào một điểm bán bảo hiểm 10.000 đồng trên Xa lộ Hà Nội (Q.2). Khi hỏi mua bảo hiểm 10.000 đồng, người phụ nữ liền tư vấn: bảo hiểm 10.000 đồng chỉ dành cho người ngồi sau, nếu mua riêng lẻ thì bảo hiểm này không có hiệu lực. Thấy chúng tôi chưa hiểu, người phụ nữ này nói tiếp: “Em phải mua bảo hiểm xe máy loại 66.000 đồng/năm, kèm theo bảo hiểm 10.000 đồng thì mới có hiệu lực. Khi không may bị tai nạn thì bảo hiểm sẽ đền bù cả xe lẫn người cho em”. Người phụ nữ này cũng thừa nhận “các điểm treo bảng bán bảo hiểm xe máy giá 10.000 đồng chỉ là chiêu bán hàng để thu hút người đi đường. Khi có người mua tấp vào hỏi, sẽ được tư vấn mua bảo hiểm xe máy loại 66.000 đồng/năm và kèm theo bảo hiểm 10.000 đồng. Nếu người mua đồng ý thì người bán sẽ bán cùng lúc 2 loại bảo hiểm”.


 

Công nguyên – Trác Rin – Phú sang