01/11/2024

Chặn thịt heo không rõ nguồn gốc ngay từ chợ đầu mối

Từ tháng 7 tới, các chợ đầu mối của TP.HCM sẽ không được bày bán thịt heo không rõ nguồn gốc. Tiến tới, các chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, siêu thị đều phải có hàng hoá nguồn gốc rõ ràng.

 

Chặn thịt heo không rõ nguồn gốc ngay từ chợ đầu mối

Từ tháng 7 tới, các chợ đầu mối của TP.HCM sẽ không được bày bán thịt heo không rõ nguồn gốc. Tiến tới, các chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, siêu thị đều phải có hàng hoá nguồn gốc rõ ràng.

 

 

 

Chặn thịt heo không rõ nguồn gốc ngay từ chợ đầu mối
Lãnh đạo TP yêu cầu các địa phương có kế hoạch dẹp chợ tự phát. Trong ảnh: mua bán thịt heo ở lề đường chợ Nguyễn Xí, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Vĩnh Tuyến – phó chủ tịch UBND TP.HCM – đề ra mục tiêu trên tại buổi giao ban đầu tiên với Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cùng đại diện 24 quận huyện chiều 7-6. 

Kiểm tra phải 
minh bạch, thực chất

Tại buổi giao ban, ông Lê Minh Hải – phó trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM – cho biết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đang gặp một loạt khó khăn, tồn tại.

Lực lượng làm công tác này ở tuyến quận, huyện chỉ có 1-2 người, tuyến phường xã không có cán bộ chuyên trách. Cán bộ kiêm nhiệm thì thường xuyên thay đổi, lại hạn chế về chuyên môn.

Trang thiết bị phục vụ (dụng cụ test nhanh) và kinh phí (để lấy mẫu giám sát) đều thiếu. Thống kê và thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn chưa cập nhật kịp thời.

“Vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống không phép hoạt động mà không thể kiểm soát hết. Giết mổ trái phép, kinh doanh hàng gian, hàng giả, sử dụng chất cấm, hoá chất phụ gia vẫn đang diễn ra” – ông Hải nói.

“Không được rình mò để kiểm tra rồi xông vào làm khó nhằm nhận phong bì. Như thế vừa không có tác dụng khuyến khích người dân làm tốt mà còn làm hư hỏng cán bộ. Kiểm tra phải thực chất - Ông Trần Vĩnh Tuyến.

Ông Trần Vĩnh Tuyến trao đổi lại: “Chúng ta đừng kỳ vọng có thể test hết tất cả thực phẩm. Phải chọn test có trọng tâm trọng điểm, quan trọng hơn là khi test xong, phát hiện vi phạm thì phải xử thật nặng mới có 
tác dụng cảnh tỉnh”.

Ông Tuyến cũng cho rằng 468 nhân sự của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM là rất đông đảo chứ không phải ít, và là lực lượng duy nhất làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn TP hiện nay.

Còn hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thì cần công khai, minh bạch, ông Tuyến nhắc. Cụ thể là thông báo công khai lịch kiểm tra, mời báo chí đưa tin, tuyên truyền về những nơi làm tốt, cảnh báo những nơi vi phạm.

Chặn bằng được thực phẩm không đảm bảo

Đưa ra mục tiêu trên, ông Trần Vĩnh Tuyến khẳng định TP.HCM quyết tâm ngăn chặn bằng được thực phẩm không đảm bảo an toàn vào TP. Chỗ nào vi phạm thì trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm, lãnh đạo các địa phương phải chịu 
trách nhiệm.

“Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng chưa chắc là thực phẩm sạch, nhưng trước mắt chúng ta phải nắm rõ được nguồn gốc để kiểm soát, sau đó mới tiến tới các bước xa hơn là chọn lọc thực phẩm sạch, an toàn” – ông Tuyến nhấn mạnh.

Cho rằng chợ tự phát là nơi quy tụ và phát tán thực phẩm bẩn nhiều nhất, ông Tuyến ra kỳ hạn cho 24 quận huyện đến ngày 15-7 phải trình UBND TP.HCM kế hoạch cụ thể về việc chấm dứt hoạt động của các chợ tự phát, các điểm buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường trên địa bàn.

Để đảm bảo nhu cầu mua sắm của người lao động, công nhân khi dẹp chợ tự phát, ông Tuyến giao Sở Công thương tăng cường các chuyến hàng lưu động, các điểm bán hàng bình ổn giá tại khu tập trung đông dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp.

“Dán nhãn” cơ sở kinh doanh vi phạm

Ông Trần Vĩnh Tuyến gợi ý “dán nhãn” cơ sở kinh doanh vi phạm, thay cho việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì việc cấp giấy này hiện còn chưa thực chất.

“Bây giờ người ta không quan tâm nơi nào có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì có tình trạng du di tình cảm, xin xỏ trong cấp giấy này. Nhiều nơi được cấp giấy rồi, mình cũng lơi lỏng không kiểm tra. Tình trạng này phải có cách chấn chỉnh” 
- ông Tuyến nói.

“Sau này chuyện gì liên quan đến an toàn thực phẩm ở địa phương nào thì đều có địa chỉ để giải quyết và chịu trách nhiệm. Còn với các vấn đề mà địa phương đã kiến nghị, đề xuất mà UBND TP chậm trễ trong chỉ đạo giải quyết thì đích thân tôi chịu trách nhiệm. Trách nhiệm là không có vùng cấm”. 

MAI HƯƠNG