Sau dọn vỉa hè lại cho… thu phí!
Sở GTVT TP.HCM vừa trình dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP để các chuyên gia, người dân góp ý. Người dân thắc mắc: Sao vừa dọn dẹp vỉa hè nay lại cho thu phí? Sau dọn vỉa hè lại cho… thu phí! Buôn bán lấn chiếm vỉa hè trên đường Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM – Ảnh: Hữu Thuận Theo một cán bộ Sở GTVT TP, danh mục cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường ở 345 tuyến đường được UBND TP ban hành cách đây nhiều năm đến nay không còn phù hợp. Hiện Sở GTVT TP đang lập mới danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường có thu phí để trình UBND TP xem xét. Vì sao thu phí? Theo Sở GTVT TP, việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường nhằm đóng góp một phần chi phí cho ngân sách nhà nước trong duy tu bảo dưỡng đường bộ, bến bãi. Đồng thời, việc này còn nhằm nâng cao trách nhiệm của cá nhân và tổ chức khi sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Ngoài ra, việc thu phí này cũng nhằm tăng cường quản lý việc sử dụng một phần công năng của lòng đường, hè phố trên địa bàn TP được hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Trả lời câu hỏi: dựa trên cơ sở nào để định ra mức phí, một cán bộ của phòng tài chính, Sở GTVT TP cho biết mức phí được xác định trên cơ sở bảng tính giá đất, tỉ lệ phần trăm tính tiền thuê đất do UBND TP ban hành… Liên quan đến việc này, Sở GTVT TP cho biết đã tham khảo ý kiến của các quận huyện và nhận được sự đồng tình của các địa phương. Việc thu phí sẽ thực hiện ra sao? Ông Lê Minh Triết, giám đốc Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (đơn vị lập dự án thu phí), cho biết trung tâm sẽ báo cáo Sở GTVT TP về việc ứng dụng công nghệ trong công tác thu phí lòng lề đường. Ngân sách sẽ đầu tư công nghệ này. Sở GTVT TP cho biết sẽ kiến nghị UBND TP xem xét, trình HĐND TP thông qua để sớm ban hành danh mục các tuyến đường cho sử dụng tạm lòng lề đường có thu phí ngay trong năm nay. Cần công khai, minh bạch Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa – nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, quy định thu phí đối với người sử dụng tạm lòng đường, hè phố là một công cụ góp phần quản lý đô thị. “Từ trước đến nay, nhiều nơi vẫn diễn ra tình trạng khai thác “ngầm” vỉa hè, lòng đường, số tiền đó không vào ngân sách nhà nước mà rơi vào túi một số cá nhân khiến người dân bức xúc. Sở GTVT TP khi làm đề án thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường cần phải công khai, minh bạch” – ông Hòa nói. Còn theo TS Võ Kim Cương – nguyên phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, đối với những tuyến đường có vỉa hè rộng, TP nên cho chủ nhà ở mặt phố được sử dụng 1,5m chiều rộng để xe máy, đặt bảng hiệu và thu phí đối với phần diện tích đó. Bởi vì vỉa hè là đất công, người dân không thể tùy ý sử dụng, mà phải trả phí. Trong khi đó, chuyên gia giao thông Phạm Sanh nhận định việc áp dụng mức thu phí cao hơn hiện nay đối với ôtô đậu trên một số tuyến đường có thể buộc người dân phải gửi xe tại các bãi giữ xe và hạn chế được tình trạng ôtô lưu thông vào trung tâm TP, đậu tràn lan dưới lòng đường gây cản trở giao thông. Tuy nhiên, ông Phạm Sanh đề nghị việc thu phí sử dụng lòng đường và vỉa hè không nên giao cho quận huyện vì dễ phát sinh tiêu cực, bảo kê, phát sinh kiểu lấn chiếm lòng lề đường khác. “Đây là nguồn thu lớn, nên tập trung cho ngành tài chính thu và Sở GTVT TP hỗ trợ về mặt kỹ thuật” – ông Phạm Sanh đề xuất. SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ LÀM BÃI GIỮ XE, KINH DOANH ẨM THỰC, CHỢ ĐÊM VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC QUẬN MỨC THU PHÍ (đồng/m2/tháng) Q.1 100.000 Q.3 80.000 Q.4 và Q.Bình Thạnh 30.000 Q.5 50.000 Q.6 và Q.Tân Bình 25.000 Q.10 45.000 Q.11 35.000 Q.Phú Nhuận 40.000 Các quận, huyện: 2, 7, 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ 20.000 SỬ DỤNG TẠM LÒNG ĐƯỜNG ĐỂ ĐẬU XE ÔTÔ TỪ 10 CHỖ TRỞ XUỐNG KHU VỰC MỨC PHÍ (đồng/xe/lượt) BAN NGÀY BAN ĐÊM 1 20.000 40.000 Khu vực còn lại 15.000 30.000 SỬ DỤNG TẠM LÒNG ĐƯỜNG ĐỂ ĐẬU XE ÔTÔ TRÊN 10 CHỖ 1 25.000 50.000 Khu vực còn lại 20.000 40.000 Người dân băn khoăn: thời gian qua các địa phương đã mất nhiều công sức dọn dẹp lòng lề đường, nay lại cho sử dụng và tổ chức thu phí khác nào để tái diễn nạn lấn chiếm lòng lề đường? Trả lời câu hỏi này, ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở GTVT TP, cho biết cách đây hơn 10 năm, UBND TP đã ban hành quyết định cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe và phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán có thu phí. “Đề án thu phí lần này chủ yếu làm công khai, minh bạch việc thu phí để tránh tiêu cực” – ông Cường nhấn mạnh. THU DUNG – N.ẨN
Sau dọn vỉa hè lại cho… thu phí!
Sở GTVT TP.HCM vừa trình dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP để các chuyên gia, người dân góp ý. Người dân thắc mắc: Sao vừa dọn dẹp vỉa hè nay lại cho thu phí?
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè trên đường Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM – Ảnh: Hữu Thuận |
Theo một cán bộ Sở GTVT TP, danh mục cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường ở 345 tuyến đường được UBND TP ban hành cách đây nhiều năm đến nay không còn phù hợp. Hiện Sở GTVT TP đang lập mới danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường có thu phí để trình UBND TP xem xét.
Vì sao thu phí?
Theo Sở GTVT TP, việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường nhằm đóng góp một phần chi phí cho ngân sách nhà nước trong duy tu bảo dưỡng đường bộ, bến bãi. Đồng thời, việc này còn nhằm nâng cao trách nhiệm của cá nhân và tổ chức khi sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng nhằm tăng cường quản lý việc sử dụng một phần công năng của lòng đường, hè phố trên địa bàn TP được hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Trả lời câu hỏi: dựa trên cơ sở nào để định ra mức phí, một cán bộ của phòng tài chính, Sở GTVT TP cho biết mức phí được xác định trên cơ sở bảng tính giá đất, tỉ lệ phần trăm tính tiền thuê đất do UBND TP ban hành…
Liên quan đến việc này, Sở GTVT TP cho biết đã tham khảo ý kiến của các quận huyện và nhận được sự đồng tình của các địa phương.
Việc thu phí sẽ thực hiện ra sao? Ông Lê Minh Triết, giám đốc Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (đơn vị lập dự án thu phí), cho biết trung tâm sẽ báo cáo Sở GTVT TP về việc ứng dụng công nghệ trong công tác thu phí lòng lề đường. Ngân sách sẽ đầu tư công nghệ này.
Sở GTVT TP cho biết sẽ kiến nghị UBND TP xem xét, trình HĐND TP thông qua để sớm ban hành danh mục các tuyến đường cho sử dụng tạm lòng lề đường có thu phí ngay trong năm nay.
Cần công khai, minh bạch
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa – nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, quy định thu phí đối với người sử dụng tạm lòng đường, hè phố là một công cụ góp phần quản lý đô thị.
“Từ trước đến nay, nhiều nơi vẫn diễn ra tình trạng khai thác “ngầm” vỉa hè, lòng đường, số tiền đó không vào ngân sách nhà nước mà rơi vào túi một số cá nhân khiến người dân bức xúc. Sở GTVT TP khi làm đề án thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường cần phải công khai, minh bạch” – ông Hòa nói.
Còn theo TS Võ Kim Cương – nguyên phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, đối với những tuyến đường có vỉa hè rộng, TP nên cho chủ nhà ở mặt phố được sử dụng 1,5m chiều rộng để xe máy, đặt bảng hiệu và thu phí đối với phần diện tích đó. Bởi vì vỉa hè là đất công, người dân không thể tuỳ ý sử dụng, mà phải trả phí.
Trong khi đó, chuyên gia giao thông Phạm Sanh nhận định việc áp dụng mức thu phí cao hơn hiện nay đối với ôtô đậu trên một số tuyến đường có thể buộc người dân phải gửi xe tại các bãi giữ xe và hạn chế được tình trạng ôtô lưu thông vào trung tâm TP, đậu tràn lan dưới lòng đường gây cản trở giao thông.
Tuy nhiên, ông Phạm Sanh đề nghị việc thu phí sử dụng lòng đường và vỉa hè không nên giao cho quận huyện vì dễ phát sinh tiêu cực, bảo kê, phát sinh kiểu lấn chiếm lòng lề đường khác. “Đây là nguồn thu lớn, nên tập trung cho ngành tài chính thu và Sở GTVT TP hỗ trợ về mặt kỹ thuật” – ông Phạm Sanh đề xuất.
SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ LÀM BÃI GIỮ XE, KINH DOANH ẨM THỰC, CHỢ ĐÊM VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC |
||
QUẬN |
MỨC THU PHÍ
(đồng/m2/tháng) |
|
Q.1 |
100.000 |
|
Q.3 |
80.000 |
|
Q.4 và Q.Bình Thạnh |
30.000 |
|
Q.5 |
50.000 |
|
Q.6 và Q.Tân Bình |
25.000 |
|
Q.10 |
45.000 |
|
Q.11 |
35.000 |
|
Q.Phú Nhuận |
40.000 |
|
Các quận, huyện: 2, 7, 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ |
20.000 |
|
SỬ DỤNG TẠM LÒNG ĐƯỜNG ĐỂ ĐẬU XE ÔTÔ TỪ 10 CHỖ TRỞ XUỐNG |
||
KHU VỰC |
MỨC PHÍ (đồng/xe/lượt) |
|
BAN NGÀY |
BAN ĐÊM |
|
1 |
20.000 |
40.000 |
Khu vực còn lại |
15.000 |
30.000 |
SỬ DỤNG TẠM LÒNG ĐƯỜNG ĐỂ ĐẬU XE ÔTÔ TRÊN 10 CHỖ |
||
1 |
25.000 |
50.000 |
Khu vực còn lại |
20.000 |
40.000 |
Người dân băn khoăn: thời gian qua các địa phương đã mất nhiều công sức dọn dẹp lòng lề đường, nay lại cho sử dụng và tổ chức thu phí khác nào để tái diễn nạn lấn chiếm lòng lề đường? Trả lời câu hỏi này, ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở GTVT TP, cho biết cách đây hơn 10 năm, UBND TP đã ban hành quyết định cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe và phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán có thu phí. “Đề án thu phí lần này chủ yếu làm công khai, minh bạch việc thu phí để tránh tiêu cực” – ông Cường nhấn mạnh. |