Phản hồi: ‘Dạy văn học khác tập đọc tiếng Việt lớp 2 chứ!’
Góp ý với đề tài “SGK tiếng Việt lớp 2 sai ngữ pháp, diễn đạt” của phụ huynh Nguyễn Minh đã được nhiều người tham gia bàn luận, trong đó có những người am hiểu ngôn ngữ học.
Phản hồi: ‘Dạy văn học khác tập đọc tiếng Việt lớp 2 chứ!’
Góp ý với đề tài “SGK tiếng Việt lớp 2 sai ngữ pháp, diễn đạt” của phụ huynh Nguyễn Minh đã được nhiều người tham gia bàn luận, trong đó có những người am hiểu ngôn ngữ học.
Phần giải thích về “Cửu Long” thiếu chính xác |
Vấn đề ở đây là về góc độ văn học, ngôn ngữ, bài tập đọc ấy không sai; nhưng về tính sư phạm và phương pháp, SGK thì lại không chuẩn vì vượt quá mục tiêu của môn học là “tiếng Việt”, đặc biệt vượt khỏi trình độ nhận thức và thẩm mỹ của lứa tuổi lớp 2. |
Trong bài tập đọc tuần thứ 28, trang 83 của SGK lớp 2 như đã dẫn có bài truyện Kho báu (theo ngụ ngôn Êdôp, Nguyễn Tú dịch) có các câu văn: “Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu…”, phụ huynh Nguyễn Minh cho rằng các cụm thành ngữ trên bị đảo ngược nên không quen tai.
Tác giả bài góp ý cho rằng so với “một nắng hai sương” và “cày sâu cuốc bẫm” như thế là không suôn.
Các ý kiến sau này chủ yếu đều ủng hộ nội dung trong SGK của hai tác giả V.V.Tuân trong bài “Thành ngữ “hai sương một nắng” là cách vận dụng sáng tạo”, tiếp đó là bài của tác giả Nguyễn Hùng Vĩ với ý kiến cho rằng SGK không sai dù đề bài là một nghi vấn “Hai sương một nắng, khi đã lặn mặt trời: Có sai không?”.
Theo tôi, nếu các phản biện dừng lại tại ý tưởng của Nguyễn Minh nghe không suôn thì hai bên đã gặp nhau và có một giải pháp ôn hoà hơn để khỏi tranh chấp chuyện đúng sai ở đây.
Tuy nhiên điều trước tiên nên làm là cần đóng khung bài tập đọc này với mục đích để dùng cho đối tượng là các em lớp 2, và đấy là một bài “tiếng Việt”.
Nhìn từ góc độ này, lập luận của Nguyễn Minh đáng được đồng tình vì đó là bài tập đọc “tiếng Việt” cho một cấp học “vỡ lòng”, nên các cấu trúc chuẩn tiếng Việt không nên đi quá xa với những gì ghi chuẩn, ít nhất là tại các cuốn từ điển.
Biết rằng từ vựng và thành ngữ trong từ điển thường là những thực thể “chết” nhưng đó là chuẩn tiếng Việt.
Không ai cấm thầy cô, người dạy văn học… xuất hứng khi dạy văn, nhưng cũng cần lưu ý rằng “văn học” và “tiếng Việt” có thể có cùng một “nguyên liệu đầu vào” nhưng sản phẩm đầu ra có khác. Như cũng đưa gạo vào nồi nhưng thành phẩm tùy mục đích mà ra “cơm” hay “cháo”. Lầm lẫn tai hại của SGK trong vấn đề này nằm ở chỗ đó.
Thầy dạy văn và văn học có thể biểu cảm bằng các tu từ, có thể sử dụng và tôn vinh phong cách học của một tác giả nào đó thoải mái… Nhưng trong khi dạy và đặc biệt khi soạn SGK tiếng Việt, nên tránh những gì nghe không suôn hay nói đúng hơn cần tuân thủ các chuẩn mực, mà với trường hợp này là theo đúng từ điển, trong khi nước ta chưa có một viện hàn lâm uy tín để cầm cân nảy mực cho các vấn đề ngôn ngữ.
Thực ra, đối với các nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp…, học sinh tiểu học đều được đọc các bài văn hay của các tác giả nổi tiếng như các em cùng lứa ở nước ta.
Tuy nhiên, để phù hợp với lứa tuổi, tâm lý, trình độ ngôn ngữ (như vốn từ vựng)… các nhà sư phạm ở đó viết lại, đơn giản hóa các bài văn hay bằng ngôn ngữ trình độ “tiếng” thay vì bắt các cháu theo trình độ “văn” với những diễn cảm tu từ người lớn còn nghe chưa suôn huống gì các em ở lứa 7, 8 tuổi. SGK có quyền làm chuyện ấy và ghi chú phía dưới “đã biên tập lại cho phù hợp với trình độ học sinh lớp 2”.
Thiết nghĩ, khi rạch ròi về mục tiêu, phương pháp, phù hợp với tâm lý và trình độ thẩm mỹ của từng lứa tuổi, chắc chắn các cháu lĩnh hội tốt từ các bài tập đọc với một thứ tiếng Việt cơ bản và chuẩn, đó âu sẽ là cơ sở cho một công dân sau này bảo vệ tốt sự trong sáng tiếng Việt.
Còn lỗi trong SGK tiếng Việt lớp 2 Thử tìm hiểu sơ qua, tôi còn phát hiện thêm một số lỗi trong quyển SGK tiếng Việt lớp 2. Như ở trang 7, bài Chính tả, mục 2 (SGK tập 2) có hai bài tục ngữ, yêu cầu học sinh viết đúng chính tả. Có một bài như sau: “Muốn cho lúa nay (nảy) bông to; cày sâu, bừa ki (kĩ) phân gio cho nhiều”. Đây là bài tục ngữ nói về phương thức sản xuất nông nghiệp của người nông dân ngày xưa. Nhưng chữ “gio” bị viết sai chính tả. Đúng ra phải viết là “tro”. Một số chỗ người làm sách có mở ngoặc giải thích từ ngữ nếu là phương ngữ, nhiều tên gọi, nhưng đây lại không thấy. Bài tập rèn luyện chính tả nhưng lại để sai chính tả thì không hay chút nào. Bài tập đọc “Mùa nước nổi” trang 19 giải thích: “Cửu Long: Sông từ Trung Quốc chảy qua Lào, Campuchia vào miền Nam nước ta”. Chính xác là dòng sông Mê-công chảy qua sáu quốc gia gồm: Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. SGK cần cung cấp kiến thức chính xác cho học sinh. Trang 30 phần tập làm văn có tranh vẽ, hiểu là thể hiện cảnh một bé trai giúp bà cụ sang đường. Phần đối thoại bà cụ nói: “Cảm ơn cháu”. Cậu bé trả lời: “Không có gì ạ”. Các gia đình chắc không ai để trẻ nói trống không, không được lễ phép như vậy. Trẻ nên được người lớn dạy nói bằng một cách khác: “Dạ (vâng), không có gì bà ạ”. SGK đã yêu cầu học sinh đọc lại lời nhân vật trống không như thế!… |