28/11/2024

Cấu trúc não thay đổi khi làm con một

Các nhà khoa học phát hiện làm con một trong gia đình không những dẫn đến những sự thay đổi hành vi, mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ đứa trẻ.

 

Cấu trúc não thay đổi khi làm con một

Các nhà khoa học phát hiện làm con một trong gia đình không những dẫn đến những sự thay đổi hành vi, mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ đứa trẻ.



 

Trẻ con một được cho là có mức linh hoạt cao về tư duy, đồng thời “rất khó thương lượng”ẢNH: SHUTTERSTOCK

Một báo cáo mới so sánh ảnh quét não của trẻ con một với trẻ lớn lên bên cạnh anh chị em đã phát hiện những điểm khác biệt đáng kể trong khối lượng chất xám giữa hai nhóm. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là chứng cứ thần kinh học đầu tiên liên kết những thay đổi về cấu trúc não với sự khác biệt về hành vi đối tượng.

 

Cấu trúc não thay đổi khi làm con một - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Trí thông minh và sức khỏe

Trong cuộc nghiên cứu gần đây, các chuyên gia sức khỏe quốc tế đã tìm tòi và phát hiện 40 gien ảnh hưởng tích cực đến sự thông minh ở người. 

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia của Đại học Tây Nam (Trung Quốc) đã tuyển 303 sinh viên, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách một con được áp dụng tại nước này từ năm 1979 đến 2015. Trước đó, trẻ con một được phát hiện có khuynh hướng ích kỷ và hiếm khi muốn chia sẻ với các bạn đồng trang lứa, nhưng lại đạt được những mặt ích lợi về nhận thức.

 

Trong cuộc nghiên cứu đăng trên chuyên san Brain Imaging and Behaviour, phân nửa số người tham gia là con một, nửa còn lại có anh chị em. Bên cạnh việc chụp ảnh não bằng máy cộng hưởng từ, họ còn được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra đo lường trí thông minh, sự sáng tạo, tính cách. Dù kết quả không thể hiện bất kỳ sự khác biệt nào về sự thông minh giữa hai nhóm, đội ngũ chuyên gia phát hiện trẻ con một thể hiện mức độ linh hoạt cao hơn về tư duy so với nhóm còn lại. Đồng thời, lớn lên một mình cũng khiến trẻ ghi điểm kém ở bài thi về khả năng tán thành ý kiến hoặc quyết định của người khác. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là dữ liệu về hành vi đã thể hiện sự khác biệt trong khối lượng chất xám của những người tham gia, được cho là có liên quan chặt chẽ đến quá trình dạy dỗ của cha mẹ.
Cấu trúc não thay đổi khi làm con một - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Mắc bệnh ‘khó nói’ do ngồi nhiều

Nhiều người âm thầm chịu đựng dù thấy “ngồi không yên”, và chỉ miễn cưỡng đi khám khi bệnh nặng hơn. Việc này khiến chất lượng sống bị ảnh hưởng.

Cụ thể, trẻ con một cho thấy khối lượng lớn hơn hẳn của cái gọi là supramarginal gyrus, chỉ phần thuộc thuỳ đỉnh được cho là có liên quan đến sự tiếp thu nhận thức và xử lý ngôn ngữ, có mối quan hệ tương quan với khả năng linh hoạt cao về tư duy.

Ngược lại, não trẻ con một lại ít khối lượng hơn ở những vùng khác, bao gồm phần vỏ não giữa trước trán, có liên quan đến hoạt động điều khiển cảm xúc, như tính cách và các hành vi xã hội, khiến những người tham gia ghi điểm thấp hơn ở mặt đồng thuận với người khác. Các chuyên gia giả thuyết rằng tính cách khó chịu này ở trẻ con một có thể được hình thành trong quá trình nhận được sự quan tâm quá mức của các thành viên trong gia đình, ít tiếp xúc với các tổ chức xã hội bên ngoài và thường tập trung vào những hoạt động đơn lẻ khi lớn lên.
Trong khi vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, các cuộc nghiên cứu đã cho thấy mối tương quan giữa môi trường trong gia đình và cách thức cấu trúc não bộ phát triển.
Cấu trúc não thay đổi khi làm con một - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Ghép trái tim thiếu nữ cho chàng trai 27 tuổi

Chiều 1.6, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) thông báo, lần đầu tiên BV Chợ Rẫy thực hiện thành công ca ghép tim từ người cho chết não, dưới sự hỗ trợ các chuyên gia từ BV Việt Đức (Hà Nội).

 

Tụ Yên