Việc chấm điểm các trường đại học để được công nhận đạt kiểm định chất lượng còn quá cào bằng, không đánh giá đúng thực chất năng lực, vị thế của từng trường dẫn đến tình trạng đánh đồng các trường với nhau.
Trường thiếu giảng viên, thiếu đất… vẫn đạt chuẩn!
Việc chấm điểm các trường đại học để được công nhận đạt kiểm định chất lượng còn quá cào bằng, không đánh giá đúng thực chất năng lực, vị thế của từng trường dẫn đến tình trạng đánh đồng các trường với nhau.
Không đạt các tiêu chí quan trọng vẫn được công nhận
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ nay đến hết tháng 6.2018, các trường ĐH phải hoàn tất việc đánh giá và công nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở.
Trường đạt chuẩn sẽ được ưu tiên chọn lựa đầu tư phát triển, thực hiện quyền tự chủ cao hơn. Ngược lại, trường tham gia kiểm định nhưng chưa được công nhận sẽ bị hạn chế quyền tự chủ. Nếu liên tục trong 3 năm vẫn không được công nhận thì sẽ bị áp dụng chế tài hạn chế hoặc đình chỉ tuyển sinh. Qua mục tiêu này có thể thấy, vai trò của việc được công nhận đạt chuẩn kiểm định rất lớn với mỗi trường ĐH.
Chính điều này khiến các trường rất quan tâm đến việc đạt chuẩn kiểm định. Theo bộ tiêu chuẩn của quy định kiểm định năm 2012, trường đạt chuẩn chỉ cần có 49 tiêu chí đạt (chiếm 80,33%). Điểm của các tiêu chí được tính như nhau.
Phòng học mục nát chực chờ sập khiến học sinh vừa học vừa run. Đó là thực trạng đang diễn ra ở nhiều trường tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia ở Quảng Ngãi.
“Việc cho điểm như nhau giữa tất cả các tiêu chí và không có quy định trường đạt chuẩn phải đạt ở những tiêu chí quan trọng nào là điều bất hợp lý. Khi đánh đồng như vậy có thể dẫn đến trường hợp có những trường chưa đạt tiêu chí quan trọng, cần thiết để khẳng định chất lượng nhưng vẫn được công nhận đạt chuẩn”, một chuyên gia về kiểm định cho biết.
Nhận định này rõ ràng là có cơ sở khi nhìn vào kết quả đánh giá một số trường đã được công nhận đạt chuẩn. Trường ĐH N. (TP.HCM) vừa được công nhận đạt chuẩn kiểm định với tỷ lệ tiêu chí đạt ở mức tối thiểu 80,33%. Trong số 12 tiêu chí chưa đạt của trường có những nội dung rất quan trọng như về chương trình đào tạo, về phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá người học, yêu cầu 100% ngành đào tạo có tổ chức lấy ý kiến phản hồi của đơn vị sử dụng lao động với sinh viên tốt nghiệp… Đáng chú ý, trường còn chưa đạt chuẩn về yêu cầu đội ngũ giảng viên về số lượng giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định, giảng viên có trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Ngay cả tiêu chí trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, đủ diện tích lớp học theo quy định cũng đều chưa ổn.
Cũng được công nhận đạt chuẩn ở mức tối thiểu với 80,33% là Trường ĐH C. (TP.HCM) nhưng trường này cũng chưa đạt ở các tiêu chí “sống còn” của chất lượng một trường ĐH như số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ, tin học theo chuẩn. Trường này cũng chưa có đủ diện tích sử dụng theo quy định. Đây cũng là trường chưa có số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành phù hợp với định hướng nghiên cứu phát triển của trường…
Cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH trong tay, nhiều cử nhân, kỹ sư được nhà tuyển dụng tiếp nhận nhưng đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, thậm chí do ‘nhìn không hoành tráng’…
Cứ kiểm định là được công nhận !
Tính đến giữa tháng 5, trong số 268 trường ĐH cả nước đã có 33 đơn vị tham gia kiểm định (chiếm 12%). Trường tham gia kiểm định được công nhận đạt chuẩn đạt tỷ lệ rất cao. Trong số 33 đơn vị đăng ký tham gia, chỉ có một trường chưa đạt và một trường đạt tiêu chí nhưng không muốn được công nhận. Các trường còn lại đều đạt chuẩn, tỷ lệ này đạt trên 90%.
Theo một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tình trạng cứ kiểm định là đạt có nguyên nhân sâu xa từ bộ tiêu chuẩn. Các trường được công nhận đạt chuẩn đến thời điểm hiện tại đều dựa vào quy định được ban hành năm 2012. Theo đó, cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chỉ cần có ít nhất 80% số tiêu chí đạt yêu cầu và trong mỗi tiêu chuẩn chỉ cần có ít nhất một tiêu chí đạt yêu cầu. Theo bộ chuẩn này, trường tham gia đánh giá chỉ có 2 mức phân biệt: đạt và chưa đạt. Những trường đạt từ tối thiểu trở lên đến 100% tiêu chí đều được công nhận như nhau mà không có phân mức độ cho thấy chất lượng các trường cao thấp khác nhau.
Táo bạo trong cách nghĩ, cách làm, một cô giáo đã vực dậy một ngôi trường mầm non xốc xếch, xuống cấp, không ai dám gửi con trở thành một ngôi trường điểm trên địa bàn.
Theo quy định, trường phải công bố giấy chứng nhận được công nhận đạt chuẩn trên website với tỷ lệ tiêu chí đạt được, tuy nhiên kết quả của từng tiêu chí cụ thể chỉ công bố nội bộ trong trường. Nếu chỉ công bố giấy chứng nhận đạt chuẩn thì trước xã hội trường nào cũng có chất lượng như nhau, xã hội vẫn không giám sát được cụ thể mức độ đạt chuẩn của từng trường.
Ngay cả thông tư mới quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH vừa ban hành trong tháng 5 cũng chưa hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này.
Như vậy với tiêu chí đánh giá và cách công nhận đạt chuẩn cào bằng như hiện nay sẽ khiến xã hội có cảm nhận mơ hồ, hoài nghi về chất lượng của công tác kiểm định tại VN.
Sáng nay 25.5, Hội đồng chất lượng Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã trao giấy chứng nhận công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.