Dưỡng da từ bên ngoài bằng trái cây tươi
Để tẩy sạch các tế bào chết trên da và làm mới làn da, 1 tuần 2 lần, tự chế mặt nạ dưỡng da từ các loại trái cây tươi.
Dưỡng da từ bên ngoài bằng trái cây tươi
Để tẩy sạch các tế bào chết trên da và làm mới làn da, 1 tuần 2 lần, tự chế mặt nạ dưỡng da từ các loại trái cây tươi.
Nhiều loại trái cây có tác dụng dưỡng da – Ảnh: DSCC |
Đẹp mịn màng
– Mật ong, táo: xay nhuyễn quả táo, sau đó trộn thêm 1 muỗng canh mật ong, đắp đều hỗn hợp này trên da, để yên trong 30 phút, rửa sạch với nước ấm.
– Bí đỏ: chống oxy hoá da nhờ vitamin C và A. Cho vào máy xay sinh tố, kết hợp 2 chén bí đỏ nấu chín, 4 muỗng sữa chua ít béo, 4 muỗng canh mật ong, 1 muỗng bánh quy bí đỏ. Xay và đắp lên mặt để trong 10 phút, sau đó rửa sạch.
– Bơ, lựu, dâu tây: kết hợp 2 muỗng canh hạt lựu đã nghiền nát vào 1 chén bột yến mạch, thêm 2 muỗng canh mật ong, 2 muỗng canh quả bơ và dâu tây xay nhuyễn. Trộn thật đều rồi thoa lên mặt trong 10 phút, sau đó rửa sạch. Cách này giúp tẩy trang thật sạch và làm sáng da.
– Mặt nạ dâu tây: giúp bảo vệ collagen dưới da. Xay nhuyễn 1 chén dâu tây đông lạnh hoặc tươi (hoặc hỗn hợp dâu tây, quả mâm xôi và quả việt quất), 1 hộp sữa chua và 1/2 muỗng mật ong, sau đó phủ lên khuôn mặt trong 10 phút rồi rửa sạch. Áp dụng một hoặc hai lần một tuần.
Một số lưu ý khi da bị cháy nắng
Đối với một số người da sáng ít khi đi chơi, phơi nắng thì dễ bị cháy nắng sau vài phút, những dấu hiệu như đỏ da, cảm giác nóng khi chạm vào, lột da, có nhiều nếp nhăn trên da.
Những triệu chứng này thường không nhìn thấy ngay, nhưng sẽ rõ hơn chỉ vài giờ sau khi tiếp xúc. Giống như các vết bỏng thông thường, cháy nắng được phân thành ba độ 1, 2 và 3.
Khi bị bỏng nắng ở mức độ 3 phải đến cơ sở y tế để tránh các biến chứng. Riêng cháy da ở độ 1 và 2, có thể áp dụng một trong những cách sau đây:
– Gọt vỏ 1 nhánh lô hội và chà xát cho chất nhầy tiếp xúc trực tiếp lên vùng bị nóng rát.
– Cắt vài lát mỏng khoai tây tươi và đắp lên vùng cháy nắng. Hoặc để lát khoai tây trong tủ lạnh sau đó chà lên da.
– Pha ít dấm chua hoặc dấm táo vào nước tắm và ngâm da trong khoảng 20 phút.
– Cắt lát dưa chuột và đắp lên chỗ rát bỏng sẽ thấy dịu tức thì.
– Mật ong thật bôi lên có khả năng làm dịu da.
Thức uống giải nhiệt
Dưa hấu là một thức giải khát được nhiều người ưa chuộng. Dưa hấu dùng làm thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Xét về năng lượng, 100g dưa hấu chỉ có 23 calori, trong khi cùng đơn vị thì nhiều loại trái cây có năng lượng hơn nhiều, như: sầu riêng (145), chuối (94), nhãn (92), mãng cầu ta (88), cam (40), bưởi (39)… Bên cạnh đó, dưa hấu còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin quý, đặc biệt là acid folic. Đông y cho rằng dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, có tác dụng giải khát, giải nhiệt do trúng nắng hạ áp, trị được chứng miệng bị khô, tiếng nói khan, chống táo bón. Dưa hấu còn giải nhiệt, lợi tiểu, thải độc, tiêu viêm, trị giun sán, và điều trị cả việc phụ nữ bị hành kinh mà kinh ra quá nhiều… Nếu lưỡi nóng, khát nước, người hao tổn tinh thần do nắng nóng, du lịch mùa hè nên chọn: dưa chín bổ ra, ép lấy một bát nước uống từ từ. Sau khi làm lạnh uống càng tốt. Ðau họng, khô cổ lấy vỏ dưa hấu khô 3 gam, nước 2 chén, sắc còn 1 chén, chia làm hai lần uống trong ngày, uống liền nhiều ngày. Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiểu cầu thận, đau họng, miệng môi nứt nẻ dùng vỏ dưa hấu 250 gam. Cắt miếng nhỏ nghiền nát, thêm lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa 30 phút, chắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần, liên tục nhiều ngày. Phối hợp sử dụng cùng với thuốc điều trị hiệu quả càng tốt. Nước ép dưa hấu 250 gam, uống thường xuyên chữa được các bệnh: phù thũng, tiểu đường, viêm phế quản mạn tính, suyễn, rôm sảy, bỏng lửa… Hạt dưa hấu có thể chống cao huyết áp, mát phổi nhuận tràng, chữa khát. |