03/01/2025

Nỗ lực duy trì ‘mái đầu xanh’

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện cơ chế đằng sau tình trạng tóc bạc và hói đầu, từ đó mở ra hướng đi mới nhằm giải quyết vấn đề khiến nhiều người mất tự tin khi lớn tuổi.

 

Nỗ lực duy trì ‘mái đầu xanh’

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện cơ chế đằng sau tình trạng tóc bạc và hói đầu, từ đó mở ra hướng đi mới nhằm giải quyết vấn đề khiến nhiều người mất tự tin khi lớn tuổi.





Nghiên cứu mới có thể giúp trì hoãn quá trình rụng tóc, bạc tóc do tuổi tác	 /// Ảnh: Shutterstock

Nghiên cứu mới có thể giúp trì hoãn quá trình rụng tóc, bạc tóc do tuổi tácẢNH: SHUTTERSTOCK

Tuổi tác càng cao, đa số chúng ta đều phải đối diện với tình trạng tóc bạc, tóc rụng dần tới hói đầu. Cho dù đây là thực tế phổ biến, giới khoa học lại tỏ ra rất nỗ lực trong cuộc truy tìm nguồn gốc sinh học của tình trạng này. Cuối cùng họ đã xác định được những tế bào cụ thể khiến lông mọc và tạo màu sắc ở chuột, đánh dấu một bước đáng kể hướng đến mục tiêu cải thiện tình trạng “càng già cả càng buồn”.
Trên thực tế, các chuyên gia tình cờ phát hiện những tế bào khởi nguồn để tóc mọc, trong lúc nghiên cứu rối loạn gien hiếm gặp khiến khối u mọc lên các dây thần kinh – gọi là bệnh u sợi thần kinh loại 1 (NF1). “Dù dự án này khởi điểm với nỗ lực tìm hiểu lý do tồn tại của những khối u trên sợi thần kinh, chúng tôi cuối cùng lại biết tại sao tóc người đổi màu khi về già, đồng thời phát hiện danh tính của tế bào trực tiếp làm tóc mọc”, theo trưởng nhóm Lu Le của Đại học Texas (Mỹ) trình bày trên chuyên san Genes & Development. Với thông tin này, họ hy vọng trong tương lai gần có thể tạo được hợp chất điều trị cục bộ, hoặc đưa gien cụ thể đến nang tóc nhằm sửa lỗi khiến tóc bị huỷ hoại vì tuổi tác.
Nỗ lực duy trì 'mái đầu xanh' - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Làm sao giữ được mái tóc dày?

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đóng vai trò rất lớn trong việc giữ sức khoẻ, kể cả vẻ bề ngoài. Vì vậy, nếu tóc bạn đang rụng như… lá mùa thu, hãy xem lại chế độ dinh dưỡng và liệu bạn có ngủ đủ giấc hay không. 
Giới nghiên cứu nhận ra tế bào gốc của da nằm trong bọng ở cuối nang tóc tham gia vào quá trình tăng trưởng của tóc, nhưng họ không chắc chắn có thể biến những tế bào này thành tế bào tóc. Tuy nhiên, trong lúc phân tích sự hình thành khối u trên tế bào thần kinh, nhóm chuyên gia ở Texas đã phát hiện protein gọi là KROX20, tác động lên tế bào da để trở thành cọng tóc, giúp tóc phát triển. Kế đến, protein tiếp tục thúc đẩy những tế bào này sản sinh protein gọi là nhân tố tế bào gốc (SCF), và khi cả hai dạng phân tử này cùng thể hiện trong một tế bào, kết quả cuối cùng sẽ là ngọn tóc trẻ trung khỏe mạnh.
Thế nhưng, khi một trong hai protein biến mất, quá trình lập tức lạc lối. Thử nghiệm ở chuột, khi các chuyên gia xoá bỏ tế bào sản sinh KROX20, họ phát hiện lông không mọc được và chuột bị hói. Ngược lại, trong trường hợp gien SCF không xuất hiện, lông chuột lại bạc đi. Khám phá mới đã tạo nên sự hưng phấn trong đội ngũ chuyên gia. Họ đang chuyển sang một dự án khác với nội dung tìm hiểu KROX20 và SCF ở người có tóc hoa râm và tóc thưa, trong nỗ lực tìm hiểu mối tương quan khiến đàn ông bị hói đầu. Như vậy, đã có cơ sở để người ta hy vọng một “mái đầu xanh” bền vững với thời gian.
Nỗ lực duy trì 'mái đầu xanh' - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Sơn nữ biến thành bà già vì bệnh lạ

Khó mà nói hết sự kinh ngạc của chúng tôi trong lần đầu tiên gặp chị ở ngôi nhà nhỏ trên núi hôm ấy. Nhìn chị, không ai nghĩ được ở hình dáng ấy là một phụ nữ 34 tuổi. 
Nỗ lực duy trì 'mái đầu xanh' - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

4 nguyên nhân khiến tóc bạc sớm ít ngờ tới

Tóc chuyển màu xám hoặc bạc được coi là dấu hiệu lão hoá bình thường. Điều này xảy ra khi cơ thể chúng ta ngăn chặn melanin tiết ra. Lão hoá là một quá trình tự nhiên của cuộc sống. 

 

Tụ Yên