Nên xem xét tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự
Chiều 14-4, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) trung ương đã có thông cáo báo chí kỳ họp 13 (diễn ra trong hai ngày 12 và 13-4) do ông Trần Quốc Vượng, chủ nhiệm UBKT trung ương, chủ trì.
Nên xem xét tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự
Chiều 14-4, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) trung ương đã có thông cáo báo chí kỳ họp 13 (diễn ra trong hai ngày 12 và 13-4) do ông Trần Quốc Vượng, chủ nhiệm UBKT trung ương, chủ trì.
Ông Võ Kim Cự – Ảnh: VD |
Ông Lê Như Tiến (nguyên phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):
Nên xem xét tư cách đại biểu Quốc hội
Thực tế, khi xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng như Formosa, nếu chỉ xử lý cơ quan quản lý cấp địa phương chưa đủ, nên việc xem xét rõ trách nhiệm của cả cơ quan quản lý cấp trung ương như vậy là rất xác đáng.
Ông Võ Kim Cự bị xác định “vi phạm nghiêm trọng” vì đã trực tiếp ký nhiều văn bản trái quy định, thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án…
Tuy nhiên, có những vấn đề địa phương phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trung ương và phải nhận được sự đồng ý của trung ương thì mới có thể triển khai trong thực tế.
Với riêng ông Võ Kim Cự, khi đã bị Uỷ ban Kiểm tra trung ương xác định “vi phạm nghiêm trọng”, thì sau này việc xử lý thế nào đối với tư cách đại biểu Quốc hội – đại biểu được dân bầu – của ông Cự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Trước đây, với một số đại biểu có vi phạm, Quốc hội cũng đã xử lý bằng hình thức bỏ phiếu để bãi nhiệm tư cách đại biểu.
Đến nay, khi Uỷ ban Kiểm tra trung ương đã có ý kiến đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật với ông Cự thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội cũng nên xem xét nghiêm túc để trình ra Quốc hội việc này trong kỳ họp gần nhất.
Ông Nguyễn Ngọc Phương (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình):
Không còn xứng đáng thì xem xét miễn nhiệm
Việc xử lý và kiến nghị xử lý, kỷ luật những người liên quan đến sự cố môi trường Formosa thể hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo đúng tinh thần các báo cáo về tình hình Formosa ở Quốc hội trong hai kỳ họp gần đây.
Đây chính là động thái để người dân đặt niềm tin vào Đảng, Chính phủ, đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Người dân đã chờ đợi để các cơ quan có thẩm quyền chỉ rõ cá nhân, tổ chức vi phạm và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Sai phạm môi trường có lẽ không chỉ có ở Formosa mà còn xuất hiện nhiều nơi khác trên cả nước. Phải xử lý nghiêm mới có thể ngăn chặn, cảnh báo các doanh nghiệp đang xả thải ra môi trường bất chấp ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ lâu dài của người dân.
Đối với ông Võ Kim Cự, việc xử lý tư cách đại biểu Quốc hội sẽ phụ thuộc vào mức độ, hình thức xử lý kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền.
Từ những mức độ xử lý cụ thể đó, nếu cử tri thấy đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng thì có thể đề nghị xem xét miễn nhiệm. ngọc hà
Người trong cuộc nói gì? Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 14-4, ông Nguyễn Minh Quang cho biết với cương vị là người đứng đầu trong nhiệm kỳ 2011-2016, ông đã kiểm điểm nghiêm túc về trách nhiệm có liên quan. “Tôi với tư cách là người đứng đầu đã kiểm điểm nghiêm túc rồi. Tôi cũng đã nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Còn tới đây, Ban Bí thư quyết định hình thức kỷ luật thế nào tôi chấp hành như thế” – ông Quang nói. Còn ông Bùi Cách Tuyến nói: “Là người có liên quan, trong kiểm điểm tôi đã nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Và trong làm việc với Uỷ ban Kiểm tra trung ương mới đây tôi cũng nhận hình thức kỷ luật khiển trách, còn quyết định thi hành kỷ luật mức nào là do tổ chức quyết định”. |