29/11/2024

Nguy hiểm như bệnh trầm cảm

Trầm cảm hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tình trạng tàn tật trên thế giới, theo số liệu tăng vọt do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thu thập được trên toàn cầu

 

Nguy hiểm như bệnh trầm cảm

Trầm cảm hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tình trạng tàn tật trên thế giới, theo số liệu tăng vọt do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thu thập được trên toàn cầu



 

 

Trầm cảm mở đầu cho hàng loạt bệnh nguy hiểm cũng như sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực không kiểm soát /// Ảnh: Shutterstock

 

Trầm cảm mở đầu cho hàng loạt bệnh nguy hiểm cũng như sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực không kiểm soátẢNH: SHUTTERSTOCK

 

Lần đầu tiên, trầm cảm đã vượt qua căn bệnh viêm hô hấp dưới, trở thành vấn đề lớn nhất đe dọa sức khoẻ trên toàn cầu, với số liệu mới nhất cho thấy hơn 300 triệu người trên thế giới được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. WHO hy vọng con số đáng báo động này sẽ thúc đẩy sự nghiên cứu các liệu pháp điều trị theo hướng hiệu quả hơn. Không nghi ngờ gì, trầm cảm đang là căn bệnh gây ra tổn thất nghiêm trọng về con người cùng như làm thất thoát hàng tỉ USD đối với nền kinh tế thế giới.
Tổng giám đốc WHO, tiến sĩ Margaret Chan, nhấn mạnh: “Các số liệu mới là lời cảnh báo cho mọi quốc gia trong việc cân nhắc lại những cách tiếp cận của họ đối với sức khoẻ tâm thần và tiến hành điều trị ở mức cấp bách, xứng đáng với mức độ nghiêm trọng của những căn bệnh này”.
Nguy hiểm như bệnh trầm cảm - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Những dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn bị trầm cảm

Khó chịu, mệt mỏi, buồn bã là những triệu chứng thường được nhắc đến khi một ai đó bị trầm cảm, nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở đó. Trầm cảm còn biểu hiện qua những thay đổi ở thể chất, nó có thể khiến bạn ngạc nhiên.  
Theo tờ Guardian dẫn lời các nhà nghiên cứu, thậm chí ở những nước có thu nhập cao, gần 50% số người sống với bệnh trầm cảm không được điều trị, và thuốc men do kê đơn lại thường không có tác dụng. Trung bình, chỉ có 3% trong số ngân sách y tế của các nước đầu tư vào bệnh tâm thần, dao động từ chưa đến 1% ở những nước có thu nhập thấp đến khoảng 5% trong số nhóm nước thu nhập cao, bao gồm các nước như Anh, Mỹ. WHO khẳng định việc đầu tư vào lĩnh vực này hoàn toàn mang lại lợi ích thực tế về mặt kinh tế, cam đoan rằng mỗi USD đầu tư để điều trị trầm cảm và chứng lo âu sẽ nhận được 4 USD ở khía cạnh sức khoẻ và năng lực làm việc.
Trong khi đó, một báo cáo khác do WHO dẫn đầu đã dự đoán chi phí điều trị và tổn thất về sức khoẻ ở 36 nước có thu nhập từ thấp đến cao trong suốt 15 năm từ 2016 – 2030. Kết quả cho thấy nhận thức thấp và ít quan tâm đến chứng trầm cảm sẽ mang đến tổn thất cỡ nghìn tỉ USD cho kinh tế toàn cầu mỗi năm. WHO đã chính thức xác lập các mối liên hệ rõ ràng giữa trầm cảm và những vấn đề sức khoẻ tâm thần lẫn thể chất.
“Trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn do sử dụng các chất có thể gây nghiện và dẫn đến những căn bệnh như tiểu đường và tim mạch; và tác động cũng theo chiều ngược lại, những người mắc các chứng bệnh này hoặc lạm dụng thuốc đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm”, theo kết luận của các chuyên gia. Nguy hiểm hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được mối liên hệ rõ ràng giữa trầm cảm và tự sát, theo đó đây là nguyên nhân hàng đầu khiến nam giới dưới 35 tuổi thiệt mạng. Chỉ tính riêng tại Anh, Đài BBC News đã thống kê được số ca tử vong do các vấn đề về tâm thần đã tăng 50% trong 3 năm qua.
Nguy hiểm như bệnh trầm cảm - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Vì sao trầm cảm ở nam giới khó bị phát hiện?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh.  
Tiến sĩ Skekhar Saxena của WHO cho biết rào cản khiến bệnh nhân không được điều trị hiệu quả chính là sự thiếu hiểu biết về tình trạng bệnh tật, cũng như thành kiến đối với những người đang vật vã vì căn bệnh này. “Đối với một người đang sống với chứng trầm cảm, trò chuyện với một người mà họ tin tưởng thường là bước đi quan trọng đầu tiên cho phép tiến tới khả năng điều trị và hồi phục”, tiến sĩ Saxena kêu gọi trước khi khởi động chiến dịch “Hãy trò chuyện” do WHO phát động.

 

Tụ Yên