28/11/2024

Cùng Tuổi Trẻ chống xe ‘chặt chém’

(Tuổi Trẻ ngày 6-2) đã mang lại hiệu quả tích cực khi lãnh đạo các đơn vị quản lý xe buýt lên tiếng có thể cấm hoạt động xe buýt “chặt chém” và đề nghị công an vào cuộc ngăn chặn tình trạng này.

 

Cùng Tuổi Trẻ chống xe ‘chặt chém’

(Tuổi Trẻ ngày 6-2) đã mang lại hiệu quả tích cực khi lãnh đạo các đơn vị quản lý xe buýt lên tiếng có thể cấm hoạt động xe buýt “chặt chém” và đề nghị công an vào cuộc ngăn chặn tình trạng này.

 

 

Cùng Tuổi Trẻ chống xe 'chặt chém'
Nhân viên xe buýt biển số 53N-5646 thu 40.000 đồng cho đoạn đường từ ngã tư Gò Mây tới cầu vượt Linh Xuân và 25.000 đồng cho lượt về từ Suối Tiên tới bến xe Miền Tây ngày 3-2 đều không có vé – Ảnh cắt từ clip

Ông Đ., người cung cấp thông tin và hỗ trợ phóng viên tác nghiệp làm nên bài viết này, đã được Tuổi Trẻ trân trọng trao giải thưởng Làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 2-2017.

Giải thưởng cũng được trao đến ba bạn đọc báo các tin nóng khác: “Canô chở 14 người chìm giữa biển Kiên Giang” (Tuổi Trẻ Online ngày 8-2), “Khai sinh con thứ 3 phải tự nguyện đóng 2 triệu đồng” (Tuổi Trẻ ngày 22-2), “Cảnh sát Nhật vinh danh chàng trai Việt dũng cảm cứu người” (Tuổi Trẻ ngày 19-2) và tác giả bài viết “Xoá “dốc tử thần” cho cầu Phú Mỹ” (Tuổi Trẻ ngày 8-2).

Mong chấn chỉnh 
hoạt động chuyên chở hành khách

“Thực tế là chuyện xe buýt “chặt chém” năm nào cũng diễn ra, ở nhiều tuyến đường và nhiều nhà xe. Tôi thường xuyên đi lại trên trục đường TP.HCM – Đồng Nai nên biết rất rõ về nhiều việc. Có nhà xe thường xuyên “chặt chém” hành khách, ngày lễ thì họ “chặt chém” có phần thả ga hơn.

 

Không chỉ có việc “chặt chém”, nhiều nhà xe còn bao che, móc nối với các băng nhóm móc túi chuyên nghiệp, chọn địa điểm cho nhóm móc túi lên xe, sau đó nhắn tin thông báo khách nào có tiền nhiều, có tài sản giá trị, tài sản và tiền đó để ở đâu để nhóm móc túi ra tay.

Đây là những vấn đề tôi biết là rất khó, nhưng tôi vẫn báo tin với mong muốn báo Tuổi Trẻ và cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý triệt để giúp cho người dân đi xe buýt” – ông Đ. cho biết.

Là một bạn đọc thân thiết của Tuổi Trẻ, từng hỗ trợ cho phóng viên Tuổi Trẻ thực hiện một số đề tài điều tra gây được sự chú ý của dư luận, ông Đ. nói rằng mỗi khi thấy sự việc bất bình, điều đầu tiên ông nghĩ tới là việc phải liên lạc và thông tin cho phóng viên báo Tuổi Trẻ.

“Tôi thấy nhiều thông tin tôi báo được phóng viên Tuổi Trẻ vào cuộc, điều tra ra ngọn ngành vấn đề, nên tôi càng tin tưởng hơn ở Tuổi Trẻ. Tôi sẵn sàng xin nghỉ phép để hỗ trợ phóng viên tác nghiệp trong nhiều đề tài.

Thấy bài báo đăng lên, cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết, tôi rất vui. Tôi xem việc làm của mình như một sự đóng góp nhỏ nhoi cho xã hội và mong mình luôn khoẻ mạnh để có thể tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa” – ông Đ. bày tỏ.

Cũng với mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc chấn chỉnh hoạt động chuyên chở hành khách, ông V.T.V., một người dân ở huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang), đã báo rất sớm thông tin “Canô chở 14 người chìm giữa biển Kiên Giang” đến Tuổi Trẻ.

“Phải nói là may mắn. Nếu hôm đó ông chủ tàu cá Huỳnh Văn Lâm không quay tàu lại cứu người thì không biết việc gì xảy ra nữa. Hành động của chú Lâm là rất đáng hoan nghênh.

Qua đó, cũng mong chính quyền đảo Nam Du chấn chỉnh lại hoạt động chuyên chở du khách cho chuyên nghiệp hơn và tuyệt đối cấm các canô chở người trên biển, nhất là ban đêm” – ông V. cho biết.

“Thấy chuyện vô lý, 
tôi gọi Tuổi Trẻ

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Chinh (33 tuổi, ngụ xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An), người điện thoại báo tin cho Tuổi Trẻ cũng vừa là nhân vật trong bài viết “Khai sinh con thứ 3 phải tự nguyện đóng 2 triệu đồng” (Tuổi Trẻ ngày 22-2).

Anh Chinh kể lại khi anh đến UBND xã Võ Liệt để làm giấy khai sinh cho con thứ 3 được hơn 20 ngày tuổi, anh được cán bộ tư pháp xã hướng dẫn sang gặp cán bộ dân số để “tự nguyện” đóng 2 triệu đồng rồi mới được làm giấy khai sinh.

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Chinh không xoay đủ tiền để đóng cho xã. Đem câu chuyện của mình kể với hàng xóm, anh được biết thêm một số trường hợp tương tự, có gia đình có con lên 4 tuổi, 7 tuổi vẫn chưa được xã cấp giấy khai sinh.

“Lên mạng tìm hiểu, tôi được biết Nhà nước chỉ vận động các gia đình thực hiện tốt chính sách dân số chứ không có chuyện ép buộc họ phải đóng tiền mới khai sinh cho con. Những trẻ không có giấy khai sinh sẽ bị thiệt thòi rất nhiều về quyền lợi đi học, khám chữa bệnh. Thấy chuyện vô lý, tôi gọi cho báo Tuổi Trẻ…” – anh Chinh tâm sự.

Anh Chinh vui mừng cho biết sau khi thông tin được phản ánh trên báo Tuổi Trẻ, chính quyền địa phương đã rà soát, làm thủ tục cấp giấy khai sinh cho tất cả trẻ em trong xã chưa làm giấy khai sinh.

Không chỉ ở xã Võ Liệt, Sở Tư pháp Nghệ An còn chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện Thanh Chương gửi công văn đến 40 xã, thị trấn trên địa bàn rà soát, kiểm tra để cấp nếu trẻ chưa có giấy khai sinh.

Niềm vui xoá “dốc tử thần”

Mỗi lần lái xe ngang qua cầu Phú Mỹ là tôi lại dấy lên niềm hoài cảm, thương cho những người đã nằm xuống tại dốc cầu này vì tai nạn giao thông. Và lòng lại thấy bất an với câu hỏi: Liệu sẽ còn ai hoặc có khi chính mình là người xấu số tiếp theo, bởi nguồn nguy hiểm gây tai nạn vẫn còn đó?

Tâm tư đó đã thôi thúc tôi viết bài “Xoá “dốc tử thần” cho cầu Phú Mỹ”, phân tích tại sao có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên đoạn dốc cầu này, kèm theo những đề xuất gửi đến cơ quan chức năng nhằm hạn chế tai nạn xảy ra.

Ngay sáng bài báo đăng, tôi thật vui khi từng phút, từng giây xuất hiện từng dòng ý kiến đồng tình của bạn đọc trong khung ý kiến trên Tuổi Trẻ Online.

Càng vui hơn khi chỉ cách một ngày sau, Tuổi Trẻ đưa tin “Xử lý ngay “dốc tử thần” cầu Phú Mỹ” với lời dẫn: “Sau bài viết “Xóa “dốc tử thần” cho cầu Phú Mỹ”, các cơ quan chức năng liên quan ở TP.HCM cho biết sẽ sớm thực hiện các giải pháp nhằm giảm tai nạn giao thông ở dốc cầu Phú Mỹ”.

Tôi thật sự bất ngờ vì để giải quyết một công việc nào đó liên quan đến cộng đồng, cơ quan chức năng phải tiến hành nhiều cuộc họp. Trong trường hợp này, có lẽ cơ quan chức năng đã thấy trước sự cấp thiết và bài báo như “giọt nước tràn ly” nên sau khi đọc xong họ đã bắt tay thực hiện biện pháp giải quyết ngay.

Từ đó, hằng ngày tôi thường lái xe qua dốc cầu này để theo dõi sự thay đổi mà mình mong muốn như việc cơ quan chức năng lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ, biển cảnh báo nguy hiểm, đặt camera theo dõi…

Tôi cảm ơn Tuổi Trẻ đã đem lại cho tôi niềm vui khi chia sẻ bài viết của tôi trên mặt báo, vì đau thương chắc chắn sẽ giảm cho những người đi qua dốc cầu này.

TRẦN KIÊM HẠ

Động viên tinh thần hướng thiện

“Hành động cứu người của bạn thực tập sinh người Việt tên Đặng Văn Mong trên đất Nhật là hành động can đảm, rất đáng trân trọng. Không phải ai trong tình huống đó cũng có thể làm được như bạn ấy.

Sinh mạng là thứ quý giá nhất, vì thế chắc chắn hành động của bạn ấy đã làm cho nhiều người, cả Nhật và Việt, cảm động, suy ngẫm.

Tôi chia sẻ thông tin này là mong có một sự động viên tinh thần hướng thiện của chúng ta trong cuộc sống. Nó đặc biệt có ý nghĩa khi gần đây truyền thông Nhật Bản liên tục đưa tin về các vụ án có liên quan đến người Việt”.

Ông NGUYỄN QUỐC VƯƠNG (người cung cấp thông tin “Cảnh sát Nhật vinh danh chàng trai Việt dũng cảm cứu người”)

GIA MINH – ĐỖ QUYÊN – 
DOÃN HOÀ