28/11/2024

Bảo vật quốc gia ‘đói’ khán giả

Có 12 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại TP.HCM nhưng cơ hội để người dân tiếp cận hoặc tận mắt chiêm ngưỡng không hề dễ dàng. Thậm chí, nhiều du khách đứng ngay trước hiện vật vẫn không hề biết đó là bảo vật quốc gia.

 

Bảo vật quốc gia ‘đói’ khán giả

Có 12 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại TP.HCM nhưng cơ hội để người dân tiếp cận hoặc tận mắt chiêm ngưỡng không hề dễ dàng. Thậm chí, nhiều du khách đứng ngay trước hiện vật vẫn không hề biết đó là bảo vật quốc gia.



Do thiếu thông tin của hiện vật nên nhiều du khách không biết đây là bảo vật quốc gia của VN /// Ảnh: Quỳnh Trân

 

Do thiếu thông tin của hiện vật nên nhiều du khách không biết đây là bảo vật quốc gia của VNẢNH: QUỲNH TRÂN

“Thân phận” bảo vật
Từ sau năm 1975, trong số các bảo vật quốc gia được Thủ tướng ra quyết định công nhận đợt 1 ngày 1.10.2012 và đợt 2 năm 2014 thì Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM có số lượng lớn nhất, gồm 11 bảo vật: tượng Phật Đồng Dương, tượng nữ thần Devi (Hương Quế, văn hoá Chăm Pa), tượng thần Vishnu, tượng Phật Lợi Mỹ, tượng thần Surya (văn h Óc Eo), tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn, tượng Avalokitesvara Đại Hữu (văn hoá Chămpa), tượng Phật Bình Hoà, tượng Phật Sa Đéc, tượng nữ thần Durga, tượng Avalokitesvara (văn hoá Óc Eo) và bức tranh Vườn xuân Trung – Nam – Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí ở Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Đây là những hiện vật vô cùng quý hiếm, độc bản. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM, thì việc giới thiệu, quảng bá cho du khách biết đến bảo vật quốc gia vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Trong khi đó, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ở Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM hiện nay, các bảo vật quốc gia hầu như chỉ ghi tên và vài dòng chú thích đơn giản nên người xem hoàn toàn không nhận biết đó là bảo vật quốc gia. Lý do đơn giản là không có kinh phí.
“Nếu đi tham quan các bảo tàng ở Mỹ, Hàn Quốc, Hy Lạp…, họ có nguyên phòng trưng bày hiện đại với máy lạnh hoành tráng và hệ thống giới thiệu quy mô bằng công nghệ 3D tuyệt vời. Thông tin về các bảo vật quốc gia được mã hóa toàn bộ, chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh tải ứng dụng về là trực tiếp xem hoa văn trên hiện vật đến từng chi tiết nhỏ như nhìn bằng mắt thật. Còn ở bảo tàng của ta, ngoài một số ít bảo vật quốc gia được bỏ trong tủ kính thì còn lại được trưng bày bình thường, có nhân viên giám sát qua camera 24/24. Vì kinh phí cấp riêng cho bảo vật quốc gia không có nên chúng tôi đành chịu, thỉnh thoảng có in một số poster, còn giới thiệu chi tiết về bảo vật quốc gia tại nơi trưng bày thì chưa có”, ông Tuấn cho biết.
Bảo vật quốc gia 'đói' khán giả1

Tượng Phật Đông DươngẢNH: TUẤN ANH

Bảo vật quốc gia 'đói' khán giả2

Tượng Avalokitesvara Đại HữuẢNH: TUẤN ANH

Cũng theo ông Tuấn, nguyên nhân vì lý do kinh phí mà có nơi như ở miền Tây sau khi được công nhận bảo vật quốc gia xong, bảo tàng vội mang đi… cất kỹ vì sợ bị mất cắp hoặc hư hỏng thì người dân làm sao tiếp cận được. Chưa kể, trước đây ở Thanh Hoá, vạc đồng Cẩm Thủy còn nguyên vẹn có từ thời Lê Trung Hưng, sau khi được công nhận là bảo vật quốc gia lại bị bỏ lăn lóc ở hành lang Bảo tàng Thanh Hoá khiến dư luận rất bức xúc. Mới đây nhất, hai trong số ba khẩu thần công của triều Nguyễn do ngư dân Hà Tĩnh phát hiện tại một con tàu bị chìm dưới đáy biển, khi giao nộp cho chính quyền địa phương và được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013, chỉ có 1 khẩu đưa trưng bày và bảo quản trong phòng có cửa khóa cẩn thận, còn lại hai khẩu đặt trên đế gỗ tạm bợ, nằm chỏng chơ ngoài hành lang, gần với khu vực nhà vệ sinh của Bảo tàng Hà Tĩnh nhiều năm qua. Trong khi đó, nhu cầu của người dân và du khách muốn xem, tìm hiểu về các bảo vật quốc gia VN hiện nay là vô cùng lớn.
 
 
Bảo vật quốc gia 'đói' khán giả - ảnh 3

Tôi rất mong TP.HCM có những đợt trưng bày bảo vật quốc gia hoành tráng, nhân các sự kiện lớn của đất nước như ngày Di sản VN, 30.4, Quốc khánh 2.9, Tết Nguyên đán… để người dân có cơ hội tiếp cận với các bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia 'đói' khán giả - ảnh 4
 

Nhà nghiên cứu khảo cổ học Lương Chánh Tòng(TP.HCM)

 

Để bảo vật được tiếp cận khách tham quan

Tại buổi làm việc giữa Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong với lãnh đạo Bảo tàng TP.HCM gần đây, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, đưa ý kiến: “TP.HCM có tất cả 12 bảo vật quốc gia thì 12 bảo vật đều tập trung chỉ ở 2 hai nơi là Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM. Vì vậy, nên chăng các bảo tàng khác nên chủ động “mượn” một hoặc vài bảo vật quốc gia trong thời gian nhất định đưa về trưng bày tại bảo tàng mình nhằm tạo điểm nhấn và sự kiện thu hút khách tham quan”.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Anh Tuấn, hiện nay việc di chuyển, bảo vệ, bảo quản các bảo vật quốc gia đến các nơi để trưng bày chi phí rất tốn kém và trình tự thủ tục xin phép phải qua nhiều cấp nên không hề đơn giản. “Vì vậy, nên chăng trước mắt nhà nước cần cấp kinh phí để đầu tư cho các phòng trưng bày bảo vật quốc gia một cách quy củ, bài bản và hiện đại, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, xuất bản ấn phẩm về bảo vật, giới thiệu hình ảnh, tư liệu những hiện vật quý của đất nước đến với người dân và du khách”, ông Tuấn đề nghị.
Nhà nghiên cứu khảo cổ học Lương Chánh Tòng (TP.HCM) hiến kế thêm: “Tôi rất mong TP.HCM có những đợt trưng bày bảo vật quốc gia hoành tráng, nhân các sự kiện lớn của đất nước như ngày Di sản VN, 30.4, Quốc khánh 2.9, Tết Nguyên đán… để người dân có cơ hội tiếp cận với các bảo vật quốc gia. Vì đó là những kho tư liệu vô cùng quý báu để người dân, thế hệ con cháu hiểu biết thêm về lịch sử của cha ông. Đồng thời TP.HCM và các địa phương: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Trà Vinh, Đồng Tháp…, nơi có những bảo vật quốc gia đã được công nhận, cũng nên phối hợp xin phép Thủ tướng, Bộ VH-TT-DL tổ chức giao lưu, trưng bày các bảo vật theo từng chuyên đề, thời kỳ lịch sử để bảo vật quốc gia tiếp cận gần hơn với công chúng”.

 

Lê Công Sơn